Nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội

Nguyễn Kim Sơn |

Hào hoa, thanh lịch đã trở thành đặc trưng, là văn hóa ứng xử ở trình độ cao và có tính chuẩn mực được biểu hiện qua nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội của người Hà Nội xưa và nay.

Lễ nghĩa trong giao tiếp của người Hà Nội

Ngày 1.7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiến hành tiếp xúc cử tri các quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng: Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch. Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người.

Thăng Long xưa là đầu mối hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, học thuật của cả nước. Thị dân với phần nhiều là những văn nhân, nho sĩ thời xưa đã hình thành nên những chuẩn mực ứng xử tao nhã, chú trọng lễ nghĩa mà những nét đẹp đó còn hiện tồn đến ngày nay.

Giao tiếp, ứng xử trước hết thể hiện qua lời ăn tiếng nói, đó là chất giọng của người Hà Nội “người thanh tiếng nói cũng thanh”.

Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội là ở sự chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước. Một nhà nghiên cứu văn hóa từng nhận xét về tiếng nói của người Hà Nội: “Tiếng nói phát ra từ người Hà Nội là tiếng nói tự trọng, tôn trọng người nghe. Mềm mỏng mà không yếu ớt, tự tin mà không kiêu ngạo, trí tuệ mà không khoe khoang, chắt lọc mà không kiêu kỳ, giản dị mà không đơn giản, kính trọng mà không nịnh bợ”.

Về lễ nghĩa trong giao tiếp ứng xử, nhà văn Vũ Ngọc Phan có viết rằng: “Dân Hà Nội xưa cũng có người đẹp, người xấu, người trang nhã, người thô tục như các nơi khác thời bấy giờ, nhưng người ta nhận thấy trong sự giao tiếp giữa con người với con người, ít khi người Hà Nội xưa có những thói thô bạo, tục tằn”.

Qua đó, có thể thấy hình ảnh người Hà Nội trong tâm trí mọi người rất thanh lịch trong cách ứng xử thể hiện ở sự nhẹ nhàng, tế nhị.

Nét hào hoa, thanh lịch trong giao tiếp ứng xử đã trở thành một đặc trưng nhân cách người Hà Nội: Lòng tự trọng, tính trung thực, thẳng thắn, giàu nghĩa khí; coi trọng trí tuệ và đạo đức hơn tiền bạc và danh lợi; lịch sự, tinh tế trong cách ứng xử và giao tiếp; mềm mại, uyển chuyển...

“Vẫn biết lịch sử là biến đổi không ngừng. Vẫn biết dân cư thành phố, Thủ đô là dân cư lưu/ sinh động, thu hút khách thập phương, người tài tứ xứ... để người Hà Nội có nhiều quê, nhiều “cựu quán”... Nhưng sông - hồ thành phố rồng bay ở nơi lắng hồn núi sông ngàn năm để kết tinh thành tâm hồn Hà Nội và cái phong cách hay nếp sống hào hoa - thanh lịch”.
(GS. Trần Quốc Vượng).

 

Những nét hào hoa, thanh lịch xưa

Là trung tâm chính trị, kinh tế và giao lưu văn hóa của cả nước, Thăng Long - Hà Nội có điều kiện thuận lợi tiếp thu, tổng hợp nét tinh túy từ mọi miền tổ quốc. Ẩm thực của Hà Nội đã đi vào nhiều tác phẩm văn học như: “Hà Nội 36 phố phường” của Thạch Lam, “Miếng ngon Hà Nội” (1960) của Vũ Bằng hay “Thương nhớ mười hai” (1971) của Băng Sơn...

Những người lên Hà Nội lập nghiệp mang theo những món ăn truyền thống từ quê hương. Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần hình thành ẩm thực Hà Nội phong phú. GS. Vũ Ngọc Khánh cho rằng, riêng về bánh, Hà Nội có đến 60 thứ bánh.

Ngoài ra, người Hà Nội còn có nhiều loại bún: bún riêu, bún ốc, bún chả, đặc biệt là bún thang. Có ý kiến cho rằng bún thang là đặc trưng cho ẩm thực Hà Nội. Chế biến bát bún rất cầu kỳ, mất thời gian nhưng chế biến xong thì “đẹp như một bức tranh nhiều màu sắc”.

Có lẽ họ cho rằng, bún thang là tiêu biểu cho ẩm thực Hà Nội vì nó thể hiện sự cầu kỳ, hình thức trong chế biến món ăn của người Hà Nội. Một món ăn khác của Hà Nội nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là phở. Nhà văn Vũ Bằng trong “Miếng ngon Hà Nội” đã gọi phở là “món quà căn bản” của tạo hóa dành cho người Hà Nội hào hoa, thanh lịch.

Trang phục cũng là một biểu hiện của văn hóa ứng xử. Cách ăn mặc của người Hà Nội xưa vẫn được đánh giá là nền nã, kín đáo và chỉnh tề, không cầu kỳ về kiểu dáng và không lòe loẹt về màu sắc. Nhà văn Băng Sơn cho rằng, “Xưa nay người Hà Nội thường có cách ăn mặc riêng rất đẹp, vừa lịch sự nền nã, hào hoa trang nhã, vừa lộng lẫy mà vẫn kín đáo”.

Thăng Long với 61 phường thời Lý - Trần, 36 phố phường thời Lê - Nguyễn và Hà Nội ngày nay là nơi tụ hội các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước. Sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống, mà còn là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc mỗi thời kỳ dựng nước và giữ nước.

Từ ngàn năm trước, những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè, họ hàng làng xóm lên Kinh đô mở nhà, lập phố. Bằng sức lao động cần cù và tài năng khéo léo, họ đã làm ra những sản phẩm hàng hoá tinh xảo cung cấp cho dân chúng Kinh kỳ và các vùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng trở nên sầm uất.

Qua thời gian, những phố phường xưa giờ đã đổi thay nhiều, nhưng dù thay đổi thế nào thì Hà Nội vẫn giữ nếp xưa "buôn có bạn, bán có phường", nhiều con phố bên cạnh cái tên hành chính còn có những cái tên phụ mà người Hà Nội quen gọi để nhắc đến nghề đặc trưng của nó như phố: Bún Chả (Hàng Mành, Mai Hắc Đế), phố Cà phê (Hàng Hành), phố Xe máy (Bà Triệu)...

Nhu cầu tiêu dùng của người đô thị đòi hỏi những sản phẩm chất lượng tốt khiến những người thợ bộc lộ hết tài năng của mình.

Chính vì vậy, dân gian có câu “Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ” là để ca ngợi tài năng của những người thợ đất Thăng Long - Hà Nội trong lao động sản xuất.

Ngày nay, người Hà Nội lao động sản xuất trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng nét hào hoa, thanh lịch của con người Hà Nội vẫn được bộc lộ. Có thể nói, “Hà Nội - phố nghề" là sự hội tụ tài năng, bản sắc văn hoá và từ lâu đã trở thành niềm tự hào của cả nước.

“Thanh lịch là chất cơ bản của người Hà Nội. Đó là lối sống văn hóa. Từ trong ăn mặc, đối nhân xử thế, từ cách nói năng cho đến hành động, từ trong gia đình đến ngoài xã hội...
tất cả phải có văn hóa”.

(Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc)

Văn hóa của người Hà Nội, trong đó có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử đã và đang là mối quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức và của cả người dân.

Xây dựng “văn hóa người Hà Nội” được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc tổ chức, thực hiện các nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bắt đầu từ “nói lời hay, làm việc tốt, phong cách đẹp” từ trong gia đình đến cộng đồng dân cư và toàn xã hội.

Nguyễn Kim Sơn
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội mơ màng trong mắt nhiếp ảnh gia TPHCM

Ý Yên |

Vài lần ghé thăm Hà Nội chưa bao giờ đủ với Nguyễn Khánh Vũ Khoa, nhiếp ảnh gia tự do tại TPHCM. Bởi, anh cho rằng Hà Nội có những nét thi vị rất riêng, mỗi mùa một vẻ, bản sắc văn hóa đậm đà, con người lịch thiệp...

Thăng Long - Hà Nội, mạch nguồn cảm xúc

Lê Hoài Nam |

Cũng giống như sự hình thành và phát triển Thủ đô của nhiều quốc gia khác trên thế giới: thành phố phát triển đến đâu thì tự nó thu hút nhân tài vật lực tụ về cho phù hợp với tầm mức ấy.

Di sản Hà Nội ở một góc nhìn khác

Lý Viết Trường |

Khu tập thể cũ hay còn gọi là nhà tập thể cũ ở Hà Nội được hình thành và mở rộng từ khoảng năm 1960 đến 1986, phản ánh mô hình nhà ở của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Di sản khu tập thể cũ ngoài chức năng để ở, còn chứa đựng trong mình rất nhiều giá trị văn hóa - xã hội khác.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.