Phát triển hiệu quả hành lang sông Sài Gòn

NGÂN PHƯƠNG |

Phát triển hiệu quả hành lang sông Sài Gòn sẽ giúp TPHCM phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, tạo không gian công cộng, nét đặc trưng độc đáo của đô thị và tiềm năng kinh tế dịch vụ trên sông cũng như dọc hai bên bờ sông.

Quy hoạch công viên ven sông phải đặc biệt

Dòng lịch sử đang được tiếp nối thêm nhiều yếu tố mới, TPHCM đang chuẩn bị bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ 21. Để đáp ứng với nhu cầu phát triển của thành phố, vừa qua TPHCM, đã và đang cải tạo, chỉnh trang công viên bến Bạch Đằng - một địa điểm du lịch nổi tiếng tại TPHCM. Việc cải tạo  công viên bến Bạch Đằng này mới chỉ là bước khởi đầu trong đề án phát triển kè sông và kinh tế, dịch vụ ven sông giai đoạn 2020-2045 của TPHCM.

Theo xu hướng phát triển, nhiều nhà cao tầng đang mọc lên, nên về tương lai công viên bến Bạch Đằng cần phải đáp ứng được nhu cầu về không gian công cộng, không gian xanh, sạch và có những hoạt động văn hoá để người dân bớt cảm giác ngộp thở khi sống trong đô thị.

Theo nhiều chuyên gia, dọc phía bên bờ công viên bến Bạch Đằng (quận 1, Bình Thạnh...), hiện đang có ít nhất khoảng 400 tòa nhà, còn phía Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức) hiện vẫn còn thưa thớt, mật độ xây dựng gần như rất thấp nên đang thụ hưởng được quang cảnh thiên nhiên, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn nữa phía Thủ Thiêm cũng sẽ mọc thêm nhiều cao ốc. Trước tình trạng cao ốc mọc lên san sát, người dân không có không gian công cộng để sinh hoạt thì những không gian công cộng bên bờ sông như công viên bến Bạch Đằng vừa được cải tạo là tài sản quý giá của TPHCM.

“Cần làm rõ, bến Bạch Đằng là không gian công cộng và mọi người dân đều có quyền hưởng thụ. Đây không phải là không gian của riêng ai và không được kinh doanh theo kiểu một nhà thầu nhận thầu hết và đưa ra những điều kiện trước khi vào công viên phải làm gì đó. Phải hiểu, đây là không gian công cộng cho mọi người hưởng thụ” - Nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến nhấn mạnh.

Điểm đặc biệt nhất ở công viên bến Bạch Đằng là công viên bờ sông nên không thể lấy tiêu chuẩn chung về công viên khác như: công viên Tao Đàn, công viên Thống Nhất (Hà Nội)... áp vào công viên bến Bạch Đằng.

Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Thơ - Trưởng khoa Văn hóa học Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thành phố đã tạo được hệ thống công viên rất đặc trưng của TPHCM, nó giống như cánh cửa sổ được mở ra để người dân hít thở. Bên kia của Thủ Thiêm cũng nên làm tương tự, cần phải có công viên liên tục bên bờ sông, như thế chúng ta đã bắt đầu chạm một tay vào hơi thở của dòng sông.

Việc chỉnh trang công viên bến Bạch Đằng như vừa qua đã nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân. Tuy nhiên, có một số hạn chế cần phải khắc phục như: cần phải có chỗ đỗ xe, có nhà vệ sinh, trồng thêm hàng cây xanh để người dân có bóng mát. Đặc biệt, hàng cây có thể nằm sát bên trong mặt đường Tôn Đức Thắng, để khoảng không gian bờ sông rộng ra, khi đó, người dân có thể ngắm cảnh mà không bị che khuất tầm nhìn.

Ghế ngồi hiện nay rất nhỏ được làm bằng đá, không đẹp và không xứng với tầm vóc của công viên. Những chiếc đèn nhỏ được lắp đặt tại công viên nhìn từ xa giống như những cái gai của vỏ sầu riêng, không đẹp và gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Đường đi bộ kết nối từ đường Nguyễn Huệ đi ra bờ sông, giờ cao điểm cũng như buổi tối rất nguy hiểm, vì mật độ giao thông đông, người dân khó khăn và nguy hiểm hi băng qua đường. Nhiều người dân có ý kiến nên đào hầm đi bộ hoặc xây cầu đi bộ trên cao để giải quyết vấn đề này.

Về phía bờ sông, nhiều người dân đề xuất, vị trí ngay bến du thuyền nên xây dựng sân khấu nước để các nghệ nhân biểu diễn các thể loại nghệ thuật truyền thống, cải lương, sân khấu hoặc múa rối nước.

Còn phía bên cầu tàu Ba Son, nên xây dựng một hệ thống vườn tượng nghệ thuật đương đại dành cho giới trẻ và trên ụ tàu hiện nay nhô ra bờ sông nếu như không có chức năng gì khác thì nên biến nó thành một quán cà phê sành điệu cho giới trẻ, một điểm hẹn dành cho giới trẻ. Như vậy, phía bên Ba Son là dành cho giới trẻ, phía bến Nhà Rồng sẽ là khoảng không gian công cộng và những không gian lịch sử, văn hóa gắn liền bến Nhà Rồng, cột cờ Thủ ngữ.

Như thế, sẽ có nhiều loại hình đa dạng, người dân và du khách sẽ có thể trải nghiệm được nhiều thứ.

Bên cạnh đó, để phát triển sông Sài Gòn phải duy trì hoạt động của tàu thuyền tại dọc bờ sông. Hiện tại bến Bạch Đằng đã có bến tàu Water bus đi nội thị và tàu cao tốc Greenlines đi Cần Giờ, Vũng Tàu và các tỉnh thành thì cần phải phát triển thêm nhiều tuyến.

Mặc dù, hiện đã có cầu Thủ Thiêm 2 nhưng với số lượng xe đông đúc, cầu, đường luôn kẹt cứng, việc duy trì bến tàu để đẩy mạnh giao thông vận tải hành khách bằng đường thủy cũng là phương án cần thiết.

Quy hoạch sông Sài Gòn thành không gian công cộng gắn với hạ tầng xanh

Đầu năm 2022, UBND TPHCM phê duyệt đề án “Phát triển kè sông và kinh tế, dịch vụ ven sông giai đoạn 2020-2045”. Mục tiêu của đề án là từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đa chức năng dọc bờ sông Sài Gòn, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết nối các tiện ích công cộng, tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh tế, dịch vụ liên quan đến sông nước và hạ tầng xanh.

Theo nhiều chuyên gia, thành phố cần sớm có quy chế quản lý, sử dụng, khai thác hành lang bảo vệ sông Sài Gòn, từ đó làm công cụ để tổ chức thực hiện. Ngoài ra, cần tận dụng quỹ đất dọc hành lang sông để quy hoạch và thực hiện tuyến đường bờ sông từ trung tâm thành phố đến huyện Củ Chi nhằm giảm áp lực hạ tầng lên Quốc lộ 22 vốn đang quá tải hiện nay, đồng thời đánh thức tiềm năng vùng đất phía Tây Bắc.

Ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, chủ đầu tư các tuyến Water bus, chia sẻ: “Trong không gian văn hoá, lịch sử, trong quần thể “trên bến dưới thuyền”, chúng ta cần đầu tư tôn tạo, kết nối giá trị từ xưa đến nay. Tôi tin các nhà quy hoạch sẽ luôn luôn đi theo tính hợp lý, như một nhà quy hoạch đã nói tại diễn đàn TP. Thủ Đức là quy hoạch phải đời thường, quy hoạch phải dựa vào tính thực tiễn”.

Còn kiến trúc sư Steven Townsend dẫn chứng, những thành phố lớn như London, Paris, Chicago... đều có chiến lược phát triển rất táo bạo cho các dòng sông. Ở Chicago, người Mỹ có triết lý “mặt nước lãng mạn”, nơi con người được sống gần nước, chan hòa với nước.

Ở Singapore, sông là điểm đến di sản. Đặc biệt là ở Hong Kong (Trung Quốc), sông mang giá trị kinh tế, văn hóa, hành chính và sự tiếp nối thế hệ. Còn với TPHCM, là thành phố bên sông, từ những vết tích đầu tiên đến thời hiện đại, sông Sài Gòn có rất nhiều giá trị có thể khai thác, nhất là phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ.

Theo ông Trần Kiến Tường, tác giả ý tưởng quy hoạch và phát triển sông Sài Gòn, để giải quyết những vấn đề cốt lõi, ngoài các đồ án quy hoạch sử dụng đất hiện nay với hai bên bờ sông Sài Gòn, thì cần biến những điều bất hợp lý, các dự án tư nhân chia cắt và lấn chiếm hai bên bờ sông thành những cái mới theo hướng tốt hơn vì lợi ích xã hội và phục vụ cộng đồng. Nếu tiếp tục cho xây nhà cao tầng dày đặc sẽ tạo thêm những bức tường cản gió sông, giảm đối lưu không khí, gây nóng bức trong đô thị mà nhất là mùa nắng, ảnh hưởng nhiều người.

TPHCM với thực trạng thiếu mảng xanh, cây xanh, thảm cỏ, công viên, nơi sinh hoạt cộng đồng... Các khu du lịch Đầm Sen, Suối Tiên chủ yếu phục vụ giới trẻ, không phù hợp cho người lớn tuổi và các tầng lớp lao động khác. Trong khi, không gian trung tâm đã quá tải, hầu hết các quỹ đất đều được xây dựng, nén chặt nhà cao tầng. Vì vậy, quỹ đất hai bên bờ sông Sài Gòn rất thích hợp làm dự án phục vụ cộng đồng, mở rộng không gian làm cảnh quan đẹp kết nối khu vực trung tâm và lân cận.

Những tòa nhà chọc trời dù đồ sộ nhưng không có ký ức đọng lại, không có hồn xưa cũ nên không thể đại diện cho cá tính và bản sắc ở nơi đó, người đến ở hay đứng nhìn như bị nuốt chửng vào bên trong.

"Dấu tích cảng Sài Gòn, cảng Ba Son, bến Nhà Rồng, chùa, nhà thờ cũ mới là cá tính và bản sắc cho sông Sài Gòn và TPHCM chứ không phải các công trình cao tầng" - ông Tường chia sẻ.

NGÂN PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Trải nghiệm du lịch bằng du thuyền hạng sang trên sông Sài Gòn

Anh Tú |

TPHCM - Hòa cùng không khí tưng bừng sôi động của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao… chào mừng sự kiện trọng đại Kỷ niệm 47 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2022), ngành du lịch TPHCM khảo sát và chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo “Du thuyền trên sông Sài Gòn”.

TPHCM chuẩn bị cảnh quan sông Sài Gòn sẵn sàng đón khách du lịch lễ 30.4

KHÁNH LINH |

TPHCM - Sông Sài Gòn từ khu vực cầu Thủ Thiêm 1 đến ngã ba rạch Bến Nghé, với chiều dài khoảng 2,5 km đang được triển khai vớt, thu gom chất thải rắn, lục bình chuẩn bị sẵn sàng cảnh quan để đón khách du lịch nhân dịp lễ 30.4 và 1.5.

Cần hạn chế nhà cao tầng dọc hai bên bờ sông Sài Gòn

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Sông Sài Gòn mang nhiều giá trị về cảnh quan, văn hóa, lịch sử, kinh tế... nên việc giữ gìn và phát huy thế mạnh của sông Sài Gòn là mong mỏi rất lớn của người dân.

"Tấm áo mới" nào cho diện mạo đô thị dọc sông Sài Gòn?

Gia Miêu |

TPHCM - Các chuyên gia về đô thị cho rằng cần nhất vẫn là quy hoạch bờ sông Sài Gòn và khu đô thị hai bên sông một cách bài bản rồi mới đi đến bài toán về khai thác kinh tế.

Ngắm diện mạo sông Sài Gòn đang quy hoạch tuyến đường chạy dọc bờ sông

ANH TÚ - MINH QUÂN |

TPHCM - Sở Quy hoạch và Kiến trúc đang hoàn thiện đề án quy hoạch chung phát triển kinh tế dọc sông Sài Gòn, trong đó có con đường chạy dọc sông từ quận 1 đến huyện Củ Chi.

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.

Hà Nội trang hoàng rực rỡ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

HOÀNG LỘC - HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Người dân háo hức đi chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, với cờ hoa rực rỡ ở khắp các tuyến phố.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

TPHCM: Trải nghiệm du lịch bằng du thuyền hạng sang trên sông Sài Gòn

Anh Tú |

TPHCM - Hòa cùng không khí tưng bừng sôi động của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao… chào mừng sự kiện trọng đại Kỷ niệm 47 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2022), ngành du lịch TPHCM khảo sát và chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo “Du thuyền trên sông Sài Gòn”.

TPHCM chuẩn bị cảnh quan sông Sài Gòn sẵn sàng đón khách du lịch lễ 30.4

KHÁNH LINH |

TPHCM - Sông Sài Gòn từ khu vực cầu Thủ Thiêm 1 đến ngã ba rạch Bến Nghé, với chiều dài khoảng 2,5 km đang được triển khai vớt, thu gom chất thải rắn, lục bình chuẩn bị sẵn sàng cảnh quan để đón khách du lịch nhân dịp lễ 30.4 và 1.5.

Cần hạn chế nhà cao tầng dọc hai bên bờ sông Sài Gòn

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Sông Sài Gòn mang nhiều giá trị về cảnh quan, văn hóa, lịch sử, kinh tế... nên việc giữ gìn và phát huy thế mạnh của sông Sài Gòn là mong mỏi rất lớn của người dân.

"Tấm áo mới" nào cho diện mạo đô thị dọc sông Sài Gòn?

Gia Miêu |

TPHCM - Các chuyên gia về đô thị cho rằng cần nhất vẫn là quy hoạch bờ sông Sài Gòn và khu đô thị hai bên sông một cách bài bản rồi mới đi đến bài toán về khai thác kinh tế.

Ngắm diện mạo sông Sài Gòn đang quy hoạch tuyến đường chạy dọc bờ sông

ANH TÚ - MINH QUÂN |

TPHCM - Sở Quy hoạch và Kiến trúc đang hoàn thiện đề án quy hoạch chung phát triển kinh tế dọc sông Sài Gòn, trong đó có con đường chạy dọc sông từ quận 1 đến huyện Củ Chi.