R&D và phát triển kinh tế

Nam Hải - Đức Hoàng |

Trong năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Tổ chức SIRO’s Data61 của Úc đã hợp tác tiến hành nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá một cách khoa học các giai đoạn phát triển công nghệ hiện tại ở Việt Nam, cũng như những đóng góp của các hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) khác nhau đối với quá trình đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đây là một công trình có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các ngành của Việt Nam trong việc đưa ra các quyết định đầu tư cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Bài 1: 

R&D tại các nước đang phát triển và câu chuyện tại Việt Nam

Báo cáo đánh giá “Đổi mới công nghệ ở Việt Nam - đóng góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế” được đánh giá cao ở phương pháp nghiên cứu khoa học, phân tích chuyên sâu, cũng như đưa ra được những khuyến nghị chính sách rất cụ thể và khả thi.

R&D để công nghệ chuyển giao ra thị trường và tạo giá trị

Theo báo cáo, R&D (nghiên cứu và phát triển) ở các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm/quy trình mới đối với thị trường/quốc gia hoặc mới đối với ngành, thay vì việc tạo ra các sản phẩm/quy trình mới đối với thế giới.

Theo quan điểm kinh doanh, R&D là quá trình tích lũy và sáng tạo kiến thức và/hoặc công nghệ. Cụ thể, các doanh nghiệp sử dụng kho tri thức hiện có (trong nước hoặc nước ngoài) cùng với các yếu tố đầu vào khác (vốn, lao động) để tạo ra đầu ra là tri thức mới và các phát minh mới (sáng tạo công nghệ). Với trình độ phát triển ở các nước đang phát triển, các hoạt động R&D chủ yếu tập trung vào việc tạo ra kiến thức, phát minh mới đối với thị trường/quốc gia hoặc mới đối với ngành chứ không phải mới đối với thế giới.

Các hoạt động R&D có xu hướng dẫn đến những đổi mới căn bản, có thể đem đến những thay đổi đáng kể và đột phá đối với các sản phẩm và quy trình do doanh nghiệp cung cấp dựa trên kiến thức khoa học hoặc công nghệ mới, hoặc sự kết hợp mới từ những tri thức KHCN hiện có. Các hoạt động này cũng làm tăng khả năng cho các doanh nghiệp hay khu vực đạt được tiêu chuẩn công nghệ cao hơn và dẫn đến gia tăng năng suất, mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản xuất.

R&D có thể diễn ra trong tất cả các lĩnh vực KHCN (khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn) và bao gồm ba hoạt động chính: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và phát triển thực nghiệm. Tuy nhiên, trong khu vực tư nhân, hầu hết các hoạt động R&D là hoạt động kỹ thuật và nghiên cứu ứng dụng.

Sự hạn chế của khu vực doanh nghiệp trong triển khai R&D có thể phản ánh các vấn đề về cơ cấu của các nước đang phát triển. Ví dụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm ưu thế ở các nước đang phát triển, có thể hướng tới việc ưu tiên phục vụ thị trường địa phương nơi có ít áp lực cạnh tranh hơn. Do đó, các hoạt động R&D vẫn diễn ra một cách riêng lẻ mà chưa mang tính hệ thống. Các hoạt động R&D thường là các nhiệm vụ đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất. Mặc dù vậy, cũng có một số các doanh nghiệp dẫn đầu, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp đã năng động, sáng tạo và tích cực tiến hành R&D để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp này đang gia tăng vai trò của mình trong việc tạo ra công nghệ ở các nước đang phát triển.

Để hiện thực hoá tác động của các công nghệ mới được tạo ra từ quá trình R&D cần có quá trình thương mại hóa. Rõ ràng, việc chỉ tạo ra các ý tưởng đổi mới là chưa đủ để triển khai công nghệ trên thực tế. Công nghệ cần phải được chuyển giao ra thị trường để thực sự tạo ra giá trị.

Tuy nhiên, thương mại hóa công nghệ là một quá trình phức tạp. Theo Lee et al. (2005), tại Hàn Quốc, tỉ lệ phát triển công nghệ thành công là 96% trong khi tỉ lệ thương mại hóa thành công chỉ là 47,2%. Các doanh nghiệp thực hiện thương mại hóa công nghệ mới cần vượt qua một hiện tượng được gọi là “thung lũng chết” đề cập đến sự ngăn cách giữa công nghệ được phát triển trong quá trình R&D với sản phẩm thương mại.

Đầu tư cho R&D tại Việt Nam

Theo báo cáo, mặc dù đã có sự cải thiện trong việc phân bổ nguồn lực cho R&D tại Việt Nam trong những năm gần đây nhưng so với mức đầu tư trung bình của các nước khu vực và quốc tế thì mức đầu tư cho R&D của Việt Nam còn khá thấp. Năm 2019, Ngân sách cho R&D tại Việt Nam bằng 0,53% tổng GDP, thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng (chỉ có Indonesia và Philippines là có cường độ R&D thấp hơn).

Việc hạn chế nguồn lực đầu tư cho R&D của Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Mặc dù tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế và sức ép nhu cầu đầu tư ở các lĩnh vực khác thì hiển nhiên sẽ khó khăn khi cân nhắc phân bổ nguồn lực vào nghiên cứu phát triển các công nghệ mang tính mới so với thế giới.

Sự hạn chế của nguồn lực R&D thể hiện qua số lượng các nhà nghiên cứu tính trên một triệu dân. Theo so sánh, dù Việt Nam có số lượng nhân lực R&D trên một triệu dân đạt mức trung bình (896 trên một triệu dân năm 2018) nhưng số nhân lực R&D không hề tăng trong giai đoạn vừa qua. Giai đoạn 2014-2018, tốc độ tăng trưởng luỹ kế của lực lượng lao động trong lĩnh vực R&D là 1,2% so với 63% tại Thái Lan, 12% tại Trung Quốc và 15% tại Hàn Quốc. Nhìn chung, tỉ lệ nhân lực làm R&D trên dân số của Việt Nam tương đối thấp so với các quốc gia khác, tỉ lệ này chỉ tương đương 20% so với tỉ lệ trung bình của khu vực EU, tương đương 7,6% của Hàn Quốc, tương đương 29,8% của Malaysia, tương đương 58% của Thái Lan. Nguồn nhân lực R&D của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực nhà nước (84,13%), trong khi khu vực ngoài nhà nước chiếm 13,8%.

Một số vướng mắc trong nguồn cung nhân lực được xác định là vấn đề then chốt của Việt Nam theo nhận định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong báo cáo Triển vọng kinh tế Đông Nam Á. Những khó khăn vướng mắc bao gồm, nhưng không giới hạn, là sự tham gia thấp, không đồng đều và sự chênh lệch giữa giáo dục và thị trường lao động. Ví dụ, tỉ trọng dân số từ 18 đến 29 tuổi đang theo học các trường đại học là 28,3%, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới. Việt Nam có thể sẽ cần phải tiếp tục phấn đấu để phát triển nhân lực R&D.

Đáng chú ý là, dù giá trị tuyệt đối còn hạn chế nhưng các doanh nghiệp đã chiếm phần đáng kể trong đầu tư R&D. Các doanh nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 64% vào R&D quốc gia, tỉ lệ này có thể so sánh với Singapore (52%), Hàn Quốc (77%) và Trung Quốc (77%). Đây là một dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp chủ động tham gia R&D để nội địa hoá công nghệ nước ngoài và tăng cường đổi mới sáng tạo.

Theo báo cáo nhiệm vụ cấp nhà nước năm 2018 về “Nghiên cứu phân tích năng suất lao động của Việt Nam thông qua khảo sát đánh giá thực trạng năng suất lao động của doanh nghiệp thuộc một số ngành kinh tế” cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động R&D còn ít ở Việt Nam. Tỉ lệ doanh nghiệp có R&D trong ngành sản xuất thiết bị điện là 17,0%; ngành sản xuất hóa chất là 15,0%; ngành sản xuất chế biến thực phẩm là 9,0%; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa là 7,0%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan là 6,0% và ngành dệt may là 5,0%.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây tại Việt Nam có nhiều hơn các doanh nghiệp mở rộng hoạt động R&D. Một số thành công của R&D nội địa tại Việt Nam đến từ các hoạt động chuyển giao công nghệ quốc tế. Tuy nhiên, theo Coe và các cộng sự, chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề R&D và tác động của R&D giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, mặc dù các quốc gia đang phát triển có thể hưởng lợi đáng kể từ các nỗ lực R&D của các đối tác thương mại, nhưng mức độ hưởng lợi lại phụ thuộc vào quy mô hoạt động R&D mà các nước này triển khai. Điều này cho thấy mối liên hệ tiềm năng giữa chuyển giao công nghệ quốc tế sâu rộng và các hoạt động R&D của chính các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Phần lớn đầu tư R&D tại Việt Nam vào các ngành kỹ thuật và công nghệ. Điều này cũng được thể hiện qua phân tích về công bố khoa học quốc tế. Dữ liệu về các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy Việt Nam có trình độ chuyên môn cao hơn mức trung bình của thế giới về toán học, thống kê, nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, và sinh học. Các lĩnh vực khác như khoa học môi trường, y học lâm sàng, môi trường xây dựng và thiết kế cũng là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Hơn nữa, nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam chiếm phần chủ đạo (69% tổng số nghiên cứu) cho thấy tiềm năng đẩy mạnh R&D để đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất lao động trong các ngành công nghiệp. (Còn nữa)

Nam Hải - Đức Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch

minh hạnh |

Trong những tháng còn lại của năm 2021, toàn ngành Khoa học và Công nghệ (KHCN) quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, nhưng ưu tiên lúc này là tập trung nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, trong đó đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất vaccine; nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030.

Trên đường đến những chuẩn mực khoa học

Nguyễn Huy Minh (tổng hợp) |

“Trên đường đến những chuẩn mực khoa học” là cuốn sách đầu tiên trong chuỗi ấn phẩm ra mắt nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra đời của Tạp chí “Tia Sáng”, do Ban biên tập tạp chí tập hợp các bài viết và biên soạn.

Truyền thông khoa học công nghệ góp phần khơi dậy khát vọng sáng tạo

Minh Hạnh |

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trở thành sức mạnh và góp phần nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; trở thành cầu nối hữu dụng, đưa tri thức và tiến bộ KHCN đến nhanh hơn với quảng đại quần chúng và đời sống. Đồng thời, khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng; góp phần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, giúp tạo ra một xã hội tôn trọng khoa học và có tư duy sáng tạo.

Khoa học công nghệ phải thực thiết thực và hiệu quả

Đặng Tiến |

Khoa học công nghệ cần thực hiện tốt hơn vai trò động lực, dẫn dắt của mình; quan tâm làm tốt hơn nữa việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực KHCN trong và ngoài nước... Đó là kết luận số 145/TB-VPCP ngày 3.6.2021 của Văn phòng Chính phủ, thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) ngày 27.5.2021 vừa qua.

Khẳng định vai trò dẫn dắt, đột phá của khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Tại buổi làm việc sáng 27.5 vừa qua với Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình thực hiện nhiệm vụ, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của khoa học và công nghệ (KHCN). Đồng thời Thủ tướng yêu cầu phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút hàng trăm nghìn doanh nghiệp cũng như cả xã hội vào cuộc, để KHCN là động lực thực sự cho phát triển đất nước.

Đánh thuế bất động sản phải nghiên cứu kỹ, đừng xa rời thực tế

Trang Hà |

GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho rằng, cần rất thận trọng trong việc lựa chọn lộ trình đánh thuế bất động sản (BĐS).

Nữ doanh nhân chuyên hối lộ trong vụ án chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Trong vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2, mặc dù không bị đề nghị truy tố, song sai phạm của bà Nguyễn Thị Thanh Hằng tiếp tục được đề cập.

Kỷ luật một số cán bộ vi phạm ở Phú Yên

Hoài Luân |

Phú Yên - Ngày 7.10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên đã có thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25 của UBKT Tỉnh ủy (khóa XVII).