Tiếng vọng của lịch sử trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Bài và ảnh Việt Văn |

Không dưới hai lần đến thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TPHCM và lần nào tôi cũng lặng người đi khi xem những hình ảnh, hiện vật sống động, mang nhiều ý nghĩa lịch sử để thấm thía hơn nỗi đau chiến tranh và cái giá của hòa bình.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (War Remnants Museum) là thành viên của hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới và Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM) được thành lập từ năm 1975. Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, Bảo tàng đã đón tiếp trên 23 triệu lượt khách tham quan, trong đó có hơn 11 triệu lượt khách quốc tế và hơn 2 triệu lượt khách tham quan triển lãm lưu động. Với trên 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam, Bảo tàng là điểm đến đông khách tham quan thuộc hàng nhất nhì ở TPHCM.

Bức tượng “Bà mẹ” làm từ mảnh bom ghép của tác giả Nguyễn Hoàng Huy (Tây Ninh).
Bức tượng “Bà mẹ” làm từ mảnh bom ghép của tác giả Nguyễn Hoàng Huy (Tây Ninh).

Ngay khi bước vào gian đầu tiên của tầng 1, khách đã được xem bản copy của một trang tờ báo Shakedown, báo lề trái của binh lính Mỹ ở trại Fort Dix số tháng 9.1969 tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp đó là hình ảnh những trang báo trong số hơn 300 tờ báo phản chiến được xuất bản bởi và cho các binh sĩ đang phục vụ tại các doanh trại và tàu chiến Mỹ từ 1968 đến 1972, là tiếng nói chống lại cuộc chiến và sự bất công cũng như nạn phân biệt chủng tộc...

Một trong nhiều góc tường là hình ảnh những trang báo được xuất bản bởi và cho các binh sĩ đang phục vụ tại các doanh trại và tàu chiến Mỹ từ 1968 đến 1972.
Một trong nhiều góc tường là hình ảnh những trang báo được xuất bản bởi và cho các binh sĩ đang phục vụ tại các doanh trại và tàu chiến Mỹ từ 1968 đến 1972.

Và lịch sử như ùa về để dẫn dắt ta đi. Tầng 2, cái tôi ám ảnh nhất là hiện vật, hình ảnh về cuộc thảm sát Mỹ Lai (Sơn Mỹ, Quảng Ngãi) khi lính Mỹ tràn vào 2 thôn và sát hại 504 dân thường phần lớn là phụ nữ, người già và trẻ em... Tấm ảnh huyền thoại “Em bé Napalm” của phóng viên Huỳnh Công Út (Nick Út) còn đây là lời tố cáo đanh thép tội ác của lính Mỹ. Tác phẩm đã đoạt nhiều giải thưởng danh giá như Giải ảnh báo chí thế giới (World Press Photo Foundation), giải Pulitzer, và được tác giả trao tặng Bảo tàng năm 2013.

Một mảnh xác B52.
Một mảnh xác B52.

Và đây, bức tượng “Bà mẹ” làm từ mảnh bom ghép của tác giả Nguyễn Hoàng Huy (Tây Ninh) là một điểm nhấn trong triển lãm.

Các loại đạn của lính Mỹ dùng trong chiến tranh.
Các loại đạn của lính Mỹ dùng trong chiến tranh.

Ở tầng cuối và gian cuối, khách xem có thể thưởng thức tác phẩm hội họa đặc biệt chính là chân dung tự họa của Heather Morris Bowser, một cô gái trẻ người Mỹ mang trên mình nỗi đau chất độc màu da cam khi cha cô là cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam... cũng như các bức ảnh đen trắng bi thương về các nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh gây ấn tượng không thể quên cho mọi du khách khi đến đây.

Bài và ảnh Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Những kỷ vật trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Bích Hà - Hải Nguyễn |

Những trang báo cũ, những cuốn sổ ghi chép đã nhuốm màu thời gian, hay cái ba lô và chiếc võng thủng, máy quay ngựa trời và những chiếc máy ảnh không còn hiện diện trong đời sống thường nhật... Mỗi hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã và đang kể với công chúng về câu chuyện của những người làm báo, tái hiện sinh động dòng chảy của lịch sử, trong đó báo chí vừa là người quan sát, vừa là chứng nhân.

Ninh Thuận mở cửa trở lại các điểm tham quan du lịch, bảo tàng

Huỳnh Hải |

Các hoạt động thể thao tập trung (phòng gym, yoga…), quán bi- da, spa, sân bóng đá mini và các điểm, khu du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích, bảo tàng ở Ninh Thuận được hoạt động trở lại từ ngày 19.6.

Văn hóa, lịch sử và “Bảo tàng sông Hương” của Huế

Tường Minh |

Huế sẽ có thêm một bảo tàng tư nhân mang tên là “Bảo tàng sông Hương”, với hơn 7.000 hiện vật gốm được trục vớt từ dưới lòng sông Hương trong hơn 30 năm qua. Chủ nhân của bảo tàng là một phụ nữ Huế đã và đang giảng dạy Triết học ở Đức: GS.TS Thái Kim Lan.

Hà Nội: “Bảo tàng làng” Yên Mỹ - nơi lưu giữ quá khứ, nhắn gửi tương lai

Phạm Đông |

Hơn 2 năm nay, Nhà truyền thống xã Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) đã trở thành điểm hẹn văn hóa của nhiều người dân. Đây là "bảo tàng" lưu giữ hơn 300 hiện vật, trong đó có hàng chục hiện vật trên trăm tuổi, toàn bộ do các hộ dân trên địa bàn quyên góp.

Hoa Cương - bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Hà Tĩnh: Lưu giữ hồn nước, hồn quê cho mai sau

Quỳnh Trang |

Với cái tâm của một nhà văn, nhà giáo, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quang Cương đã dành gần 50 năm để sưu tầm, tích góp những hiện vật, tài liệu quý hiếm trong dòng lịch sử nước Việt để hi vọng truyền đạt tình yêu cội nguồn cho cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.