Từ triển lãm gốm, nghĩ về làng nghề gốm Phù Lãng trong tương lai

Bài và ảnh An Vũ |

Nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ phát triển của JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) và làng Toho thuộc tỉnh Fukuoka Nhật Bản - nơi nổi tiếng với nghề sản xuất đồ gốm, dự án phát triển nghề làm gốm tại xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2024 đã ra mắt thành quả mình tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam bằng triển lãm mang tên “Thủy cung gốm Phù Lãng” từ ngày 26.6 - 2.7.2024.

1.
Triển lãm trưng bày các sản phẩm gốm kích thước vừa và nhỏ, chủ yếu là đồ gia dụng như cốc, chén, bát, đĩa, khay, bình, lọ cắm hoa. Được làm thủ công từ nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với kỹ thuật làm gốm của Nhật Bản, tác giả của hàng nghìn sản phẩm gốm là 14 học viên trẻ tiêu biểu đến từ làng nghề. Chính thức khai mạc vào ngày 29.6, song triển lãm đã thu hút sự quan tâm ngay từ ngày đầu trưng bày. Trước đó, vào cuối tháng 4, sản phẩm gốm của nhóm học viên cũng được mang sang Nhật Bản trưng bày và bán tại Trung tâm Akihabara, Tokyo (Nhật Bản) . Đây là tín hiệu đáng mừng, mở ra cơ hội cho tương lai nghề gốm ở Phù Lãng.

Vốn là một làng nghề gốm cổ ở Việt Nam có lịch sử hơn 700 năm, Phù Lãng được biết đến với những sản phẩm gốm to, nặng như chum vại, tiểu quách, chậu trồng hoa, cây cảnh. Làng nghề hiện vẫn duy trì các sản phẩm gốm truyền thống bằng lò đốt củi ở hộ gia đình, song kích cỡ lớn và giá thành rẻ là những thách thức để phát triển nghề gốm bền vững, trong khi nhân lực làm nghề giảm đi và nguồn nguyên liệu đất làm gốm không phải tài nguyên vô tận.

Sự đa dạng hóa sản phẩm gốm, với kích cỡ nhỏ, có công năng và thẩm mỹ cao hơn là một hướng đi phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của thị trường. Nhất là quá trình sản xuất vẫn giữ được tính thủ công, màu men thành phần tự nhiên càng làm tăng giá trị của từng sản phẩm. Kết hợp với kỹ thuật làm gốm của Nhật Bản, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của họ (an toàn, tự nhiên), gốm Phù Lãng có thể khẳng định hơn nữa giá trị của mình. Điều này gợi nhắc chúng ta về các sản phẩm gốm đặc trưng thời Lý, Trần, Lê, trong đó có dòng gốm Chu Đậu (Hải Dương) của Việt Nam niên đại thế kỷ 13 - 16 ở giai đoạn rực rỡ từng được xuất khẩu ra thế giới.

Việc tạo diện mạo mới cho nghề gốm Phù Lãng là một điểm cộng để thu hút khách tham quan, khi làng nghề có định hướng phát triển du lịch cộng đồng. Trên cơ sở cảnh quan làng quê Bắc bộ còn giữ được, cùng với thiên nhiên trong lành và khả năng đáp ứng trải nghiệm làm gốm cho du khách, mô hình làm kinh tế - du lịch có triển vọng hứa hẹn.

Các sản phẩm gốm trưng bày tại triển lãm.
Các sản phẩm gốm trưng bày tại triển lãm.

2.
Dự án phát triển nghề làm gốm tại xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có thể nói là một sự hợp tác thành công, như ông giám đốc dự án Onimaru Hekizan chia sẻ: “Với mục tiêu hướng tới việc tạo ra các dòng sản phẩm gốm liên quan đến dụng cụ cắm hoa, dụng cụ ăn uống cao cấp không chỉ Việt Nam mà cả trên thế giới công nhận. Chúng tôi mong muốn cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên sẵn có tại Phù Lãng - một trong những địa điểm sản xuất đồ gốm tốt nhất trên thế giới”.

Kỹ thuật làm gốm từ Nhật Bản được các học viên tiếp thu, học tập rất nhanh, cùng với ý thức về sản phẩm chính họ làm ra, nói như một khách tham quan: “Cái được là người ta dạy mình cách tiết kiệm các nguồn nguyên liệu để mình trân quý từng cục đất đang nặn. Nghĩa là với mỗi một cái ấm, chiếc chén mình làm ra, mình phải có trách nhiệm với nó để nó đừng hỏng và biến thành một vật mà người dân có thể dùng và yêu quý”.

Các nghệ nhân, chuyên gia của Nhật Bản cũng truyền được tình yêu và niềm tin vào thế hệ làm gốm trẻ ở địa phương: “Các thầy đã cho tôi thấy để gốm có cảm xúc thì chính bản thân mình hãy làm gốm bằng cả tình yêu, cảm nhận nhịp đập trái tim qua từng vân gốm” - chia sẻ từ học viên Nguyễn Thị Thúy.

Tuy nhiên có một điều không khó để nhận ra, đó là hầu hết các sản phẩm ở triển lãm mang hơi hướng phong cách gốm Nhật. Dù được làm tại Phù Lãng, từ nguồn nguyên liệu địa phương, nhưng “vùng cá tính mọi người có thể nhìn thấy” lại không thể hiện tính địa phương rõ nét cũng như tinh thần gốm Việt nói chung. Về lâu dài, đó là một điều mà những người làm gốm cần thực sự để tâm.

Các sản phẩm gốm trưng bày tại triển lãm.
Các sản phẩm gốm trưng bày tại triển lãm.

Thay vì học tập để có phương tiện kỹ thuật tốt tạo tác ra những tác phẩm độc bản mang màu sắc cá nhân, làng nghề; người làm gốm nếu chỉ chuyên chú đến thị hiếu và nhu cầu thị trường trước mắt mà không vươn lên khẳng định giá trị tự thân, thì con đường sẽ khó đi xa và bền vững.

Nghệ nhân Ito Masato, người tham gia giảng dạy tại Phù Lãng đã viết: “Đến với dự án này, những nghệ nhân gốm tham gia hướng dẫn kỹ thuật đều là những nghệ nhân đã được lựa chọn kỹ càng từ Nhật. Sứ mệnh của họ là truyền tải truyền thống văn hóa và gốm sứ Nhật Bản đồng thời cũng là để tìm hiểu về văn hóa của Việt Nam”.

Nhưng có lẽ, thông qua dự án này, cũng có một sứ mệnh nữa đối với thế hệ trẻ làm gốm ở Phù Lãng là hiểu thêm văn hóa Nhật Bản, đồng thời hiểu rõ tinh thần, giá trị của văn hóa Việt để nâng tầm giá trị văn hóa đất nước mình từ chính sản phẩm gốm quê hương.

Bài và ảnh An Vũ
TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng gốm Lái Thiêu đậm chất Nam Bộ ở Tiền Giang

Thành Nhân |

Nói đến gốm xứ miền Nam không thể không nói đến gốm Lái Thiêu. Nếu như gốm Sài Gòn có thế mạnh là sản xuất các dòng đồ tự khí (thờ cúng), đồ dùng cao cấp, với những kỹ thuật tinh xảo, cầu kỳ, chi tiết, đặc sắc thì sang đến gốm Lái Thiêu là những sản phẩm đồ gia dụng phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của giới bình dân, mang đậm chất Nam Bộ.

Rồng trên gốm Việt

NGUYỄN DÒNG - Nhà sưu tập và nghiên cứu cổ vật |

Rồng Việt Nam gắn liền cùng tâm thức dân tộc Việt, luôn mãi đi tìm hình dáng và ý nghĩa phù hợp nhất cho từng thời đại, luôn vận động, biến đổi như thể sự vận động, biến đổi không ngừng ấy là một thể hiện sống động của bản sắc văn hóa Việt Nam.

Gốm cổ Gò Sành - những tồn nghi trong lịch sử

Nguyễn Trung Hiếu |

Đầu năm 2024, thông tin Cục Thi hành án tỉnh Bình Định trả lại cho nhà sưu tập Nguyễn Vĩnh Hảo số cổ vật bị tạm giữ trong một vụ kiện dân sự, khiến giới chơi cổ ngoạn nức lòng. Số hiện vật này hầu hết là gốm cổ xuất phát từ những lò gốm vùng Gò Sành trong lịch sử (Thế kỷ XI - XVIII). Theo ông Hảo, điều may mắn là sau 13 năm bị “tạm giữ”, các cổ vật giá trị như, bình gốm men, tượng thần đất nung… mà ông dự kiến lập hồ sơ xin công nhận bảo vật quốc gia vẫn còn nguyên vẹn.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.