Việt Nam được xếp vào nhóm “các quốc gia phát triển con người cao"

T.VƯƠNG |

Ngày 27.1, trong phiên thảo luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình bày tham luận "Quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội". Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam được xếp vào nhóm “các quốc gia phát triển con người cao”.

Điểm sáng về giảm nghèo

Trong phần trình bày tham luận của mình, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Trong thời gian qua, việc thực hiện quản lý phát triển xã hội đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và huy động được sự tham gia tích cực, sâu rộng của mọi tầng lớp Nhân dân. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước đã dành 21% ngân sách cho phúc lợi xã hội - mức cao nhất trong số các nước ASEAN, nhờ đó đã thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.

Cụ thể, chính sách người có công với cách mạng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt, đời sống người có công không ngừng được nâng lên, đến nay 99,7% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của Nhân dân nơi cư trú.

"Trong cuộc chiến chống đói nghèo, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo. Giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của Châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. Báo cáo của UNDP tại Việt Nam khẳng định: "Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về giảm nghèo và đóng góp nhiều bài học thành công cho thế giới. Nghèo đa chiều không chỉ tiếp cận từ thu nhập mà còn từ các chiều cạnh khác" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Bên cạnh đó, kết quả tạo việc làm đạt thành công nổi bật, trong 5 năm qua đã tạo được khoảng 8 triệu việc làm mới với mức thu nhập tốt hơn. Việt Nam là một trong mười nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trên thế giới.

Ông Đào Ngọc Dung dẫn lại báo cáo mới nhất của UNDP (tháng 12.2020), cho biết Việt Nam được xếp vào nhóm “các quốc gia phát triển con người cao”, đứng ở vị trí 117/189 quốc gia; chỉ số vốn nhân lực (HCI) chỉ đứng sau Singapore trong khu vực Đông Nam Á.

Một điểm sáng khác được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu ra đó là, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trở thành trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt việc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tinh thần Nghị quyết 28, chỉ trong 2 năm 2019-2020 đã phát triển mới khoảng 800.000 người, trên 90% dân số đã tham gia bảo hiểm y tế.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định: "Những thành quả đạt được trên đây khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta; sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, toàn diện, trực tiếp của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và nhất là sự tham gia tích cực của nhân dân cả nước”.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Với mục tiêu trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khu vực và thế giới, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư...

Để đạt mục tiêu phát triển bền vững, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã đề xuất một số nhiệm vụ cụ thể. Trước hết là thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống cao hơn mức sống trung bình khá của dân cư trên địa bàn.

Tiếp tục thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tiếp cận với chuẩn nghèo đa chiều, bao trùm để hỗ trợ người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, tích hợp chính sách giảm nghèo, giảm các chính sách hỗ trợ trực tiếp, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo.

Đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở tiếp tục đổi mới căn bản giáo dục, đào tạo. Phát triển thị trường lao động cạnh tranh lành mạnh, đồng bộ, hiện đại và hội nhập; phát triển việc làm bền vững, nhất là cho thanh niên và lao động trung niên.

Thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả làm việc, khuyến khích, trọng dụng nhân tài. Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, linh hoạt, hiện đại, chia sẻ và hội nhập; tăng hỗ trợ của Nhà nước để mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện, phấn đấu đạt tỉ lệ độ bao phủ 60% năm 2030, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân. Mở rộng và duy trì bảo hiểm y tế toàn dân, nâng cao chất lượng y tế cơ sở và y tế dự phòng, đặt y tế cơ sở là nền tảng để chăm sóc sức khỏe người dân.

Những giải pháp lớn để phát triển bền vững

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, cần phải quan tâm nhiều giải pháp. Trong đó phải mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức về quản lý và phát triển xã hội.

Tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách xã hội toàn diện, đồng bộ, hội nhập, khả thi, khắc phục chồng chéo, trùng lặp. Hiện đại hóa hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xây dựng và tổ chức thực hiện quản lý phát triển xã hội trên cơ sở xây dựng chính phủ kiến tạo, Chính phủ số là chủ thể quản lý và phục vụ nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thống nhất số hóa cơ sở dữ liệu, xây dựng mã số an sinh xã hội.

Bên cạnh đó cần tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách xã hội trên cơ sở Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tương ứng với khả năng và điều kiện phát triển kinh tế; có khuyến khích, phát huy sự tham gia, đóng góp của cộng đồng, doanh nghiệp và người dân. Có cơ chế khuyến khích các đối tượng khó khăn, gia đình chính sách chủ động, tích cực vươn lên thoát nghèo và làm giàu, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.

Đồng thời, cần phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội và công tác xã hội chuyên nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ xã hội. Chủ động phản ứng chính sách trong quá trình hội nhập nhằm hạn chế rủi ro cho người dân; tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế về kỹ thuật, kinh nghiệm, đào tạo cán bộ và tài chính.

T.VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Đại hội XIII: Nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên của thanh niên

Vương Trần |

Trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng có nhiều nội dung mới, quan trọng trong công tác thanh niên đã được nhấn mạnh. Đó là: “Nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, với xã hội”...

Thư, điện mừng Đại hội XIII: Thông điệp tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác

|

Trong những ngày qua, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhận được 83 thư, điện chúc mừng của các đảng, các tổ chức, đoàn ngoại giao và bạn bè quốc tế từ các châu lục.

Kỳ vọng của DN về Đại hội XIII của Đảng: Khơi dậy khát vọng phát triển doanh nghiệp tư nhân

CẨM VĂN |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế để doanh nghiệp tư nhân phát triển. Đồng thời, Đại hội có những chỉ đạo sát sao để hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân, để doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.

Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội XIII

Song Minh (Theo TTXVN) |

Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân khẳng định, trong 5 năm qua, đối ngoại Đảng đã có những bước phát triển rất quan trọng. Đối ngoại Đảng cùng ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân sẽ góp phần vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội XIII của Đảng.

Toàn văn tham luận của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tại Đại hội XIII của Đảng

. |

Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn tham luận với chủ đề "Đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước" do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chậm trễ xử lý xưởng trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý

TRUNG DU |

Thái Bình - Công tác xử lý vi phạm tại cơ sở tái chế phế liệu trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý ở huyện Vũ Thư chưa nghiêm túc.

Man United hòa Aston Villa, Erik ten Hag nguy cơ rời Old Trafford

Nhóm PV |

Tối 6.10 (giờ Việt Nam), Man United đã chia điểm Aston Villa tại vòng 7 Premier League.