Trẻ em cũng mắc rối loạn lo âu

Hà Lê |

Không chỉ người lớn mà trẻ em, vị thành niên cũng đang đối mặt với nhiều lo lắng trong cuộc sống. Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, lo lắng một chút là bình thường, thậm chí còn giúp tạo động lực cho việc học, thành tích,… Tuy nhiên, nếu sự lo lắng kéo dài dai dẳng và quá mức so với thực tế, đó có thể là biểu hiện của rối loạn lo âu.

Những biểu hiện rối loạn lo âu

Bệnh nhân T.N.M (15 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng vã mồ hôi, run tay chân, choáng đầu, hồi hộp, căng thẳng, kèm ăn kém, ngủ ít. M luôn tự ti vì điều kiện lẫn học lực đều thua kém bạn bè, ngại tham gia các hoạt động nhóm. Khi học lớp 7, M thường xuyên mệt mỏi, giảm tập trung học tập.

Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương khám chẩn đoán rối loạn lo âu, kê đơn thuốc điều trị. Sau đó, M chuyển về trường công lập học để giảm bớt áp lực, nhưng trước mỗi kì thi em lại bị stress, run tay chân, cảm giác choáng váng, lo âu, sợ hãi vô cớ.

Lo âu là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở trẻ em và vị thành niên, tỉ lệ mắc chứng rối loạn lo âu dao động 6,5-25%. Một đánh giá có hệ thống về các nghiên cứu được thực hiện ở 27 quốc gia ước tính rằng, tỉ lệ mắc chứng rối loạn lo âu ở trẻ em trên toàn thế giới là 6,5%.

Tại Mỹ, gần 8,3% trẻ em trong khoảng 3-17 tuổi có rối loạn lo âu. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia ước tính rằng tỉ lệ mắc rối loạn lo âu ở thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi là 25% và tỉ lệ mắc chứng lo âu nghiêm trọng là khoảng 5,9%.

Tỉ lệ phổ biến khoảng 20% ​​đối với ám ảnh đặc hiệu (sợ đi thang máy, sợ bẩn, sợ nhiễm bệnh,…), 9% đối với chứng rối loạn lo âu xã hội, 8% đối với chứng rối loạn lo âu chia ly và 2% đối với rối loạn sợ khoảng trống, rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo âu lan tỏa.

TS.BS Đỗ Minh Loan - khoa Sức khoẻ Vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, lo âu ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần chứ không chỉ đơn thuần là cảm giác. Trẻ có thể thường cảm thấy căng thẳng, bồn chồn, dễ kích động và lo lắng thái quá về tình huống mình đang sắp gặp phải hoặc hiếm khi xảy ra. Điều này gây phiền muộn và cản trở việc học tập ở trường, quan hệ bạn bè, thú vui sở thích và các hoạt động trong cuộc sống của trẻ.

Cũng theo TS.BS Đỗ Minh Loan, rối loạn lo âu có thể xuất phát bởi các yếu tố như gen; tính cách và chiến lược đối phó kém, khả năng thích nghi kém; cha mẹ hay lo lắng, những trải nghiệm không tốt thời thơ ấu.

Biểu hiện rối loạn lo âu ở thanh thiếu niên có thể bao gồm: Cảm thấy liên tục bị kích động, căng thẳng hoặc bồn chồn; Nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc cực kỳ tự ti; Luôn lo lắng về những điều khó có thể xảy ra; Tránh những tình huống mới hoặc tình huống khó xử lý: Khó ngủ, ngủ hay giật mình, gặp ác mộng...

"Lưu ý rằng rối loạn lo âu ở thanh thiếu niên có nhiều triệu chứng khác nhau ở mỗi trẻ. Các triệu chứng thường bao gồm nỗi sợ hãi và lo lắng quá mức, cảm giác bồn chồn bên trong và xu hướng cảnh giác quá mức. Ngay cả khi không có mối đe dọa thực sự, một số thanh thiếu niên vẫn mô tả cảm giác lo lắng liên tục, bồn chồn hoặc căng thẳng tột độ.

Sự lo lắng ở tuổi vị thành niên thường tập trung vào những thay đổi trong cách nhìn và cảm nhận về cơ thể của trẻ, sự thích ứng xã hội và những xung đột liên quan đến tính độc lập. Khi lo âu, trẻ vị thành niên có thể trở nên nhút nhát, thu mình hơn. Trẻ có xu hướng né tránh các hoạt động thông thường hoặc từ chối tham gia vào những trải nghiệm mới. Ngược lại, trong một số trường hợp, để giảm bớt hoặc phủ nhận sự lo âu của mình, trẻ có thể tham gia các hành vi nguy hiểm, thử trải nghiệm cảm giác lạ như sử dụng ma túy hoặc hành vi tình dục một cách bộc phát", TS.BS Đỗ Minh Loan nói.

Cần trị liệu tâm lý kết hợp với thuốc

Trị liệu tâm lý bằng liệu pháp nhận thức hành vi và các thuốc chống trầm cảm - giải lo âu được khuyến cáo dùng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần có sự giám sát khi trẻ dùng thuốc. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến khám định kì theo hẹn để bác sĩ đánh giá tác dụng của thuốc.

"Kết hợp hai phương pháp trên mang lại hiệu quả tốt cho những trường hợp lo âu nặng", các thầy thuốc khuyến cáo. Việc trẻ cải thiện tốt tình trạng lo âu nhờ việc phát hiện, can thiệp sớm, hỗ trợ của người chăm sóc và sự đồng hành của nhà chuyên môn.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

7 biểu hiện bạn có thể đang rối loạn dùng internet quá mức

HƯƠNG SƠN (THEO HEALTH) |

Rối loạn dùng internet quá mức (Internet Addiction Disorder), là một tình trạng mà người đó có xu hướng sử dụng internet một cách quá mức, không kiểm soát được và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày và tâm lý. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của rối loạn dùng internet quá mức.

Những nguy hiểm khó lường khi gặp phải bệnh rối loạn nhịp tim

An Nhiên |

Rối loạn nhịp tim được bác sĩ khẳng định rằng bệnh có rất nhiều triệu chứng khác nhau và chúng ta không thể nhận biết được dấu hiệu của bệnh, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm sẽ dẫn đến đột quỵ.

Giải pháp cho trẻ biếng ăn do rối loạn vị giác

An Nhiên |

Tập 59 Bác sĩ nhi khoa chủ đề “Giải pháp cho trẻ biếng ăn do rối loạn vị giác” có sự tư vấn của Bác sĩ - CK2 Hoàng Thị Thanh Thuỷ, Phó trưởng khoa Dinh Dưỡng - Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM.

Chẩn đoán đúng và sớm bệnh rối loạn tiền đình giúp ổn định cuộc sống

Nguyễn Ly |

Rối loạn tiền đình là bệnh phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh nếu không được chẩn đoán sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống. Với những bệnh nhân có bệnh lí nền có thể dẫn đến tử vong.

7 biểu hiện bạn có thể đang rối loạn dùng internet quá mức

HƯƠNG SƠN (THEO HEALTH) |

Rối loạn dùng internet quá mức (Internet Addiction Disorder), là một tình trạng mà người đó có xu hướng sử dụng internet một cách quá mức, không kiểm soát được và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày và tâm lý. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của rối loạn dùng internet quá mức.

Những nguy hiểm khó lường khi gặp phải bệnh rối loạn nhịp tim

An Nhiên |

Rối loạn nhịp tim được bác sĩ khẳng định rằng bệnh có rất nhiều triệu chứng khác nhau và chúng ta không thể nhận biết được dấu hiệu của bệnh, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm sẽ dẫn đến đột quỵ.

Giải pháp cho trẻ biếng ăn do rối loạn vị giác

An Nhiên |

Tập 59 Bác sĩ nhi khoa chủ đề “Giải pháp cho trẻ biếng ăn do rối loạn vị giác” có sự tư vấn của Bác sĩ - CK2 Hoàng Thị Thanh Thuỷ, Phó trưởng khoa Dinh Dưỡng - Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM.

Chẩn đoán đúng và sớm bệnh rối loạn tiền đình giúp ổn định cuộc sống

Nguyễn Ly |

Rối loạn tiền đình là bệnh phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh nếu không được chẩn đoán sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống. Với những bệnh nhân có bệnh lí nền có thể dẫn đến tử vong.