Cô tiên giữa thế giới người điên

Quang Đại |

Đã hai năm nay, Lan Đàm là vị “khách” đặc biệt thường xuyên của Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An, nơi có hàng trăm bệnh nhân tâm thần nặng được đưa về nuôi dưỡng. Nhiều người gọi chị là “Cô tiên giữa thế giới người điên”.

Những bệnh nhân này không có tên, thực ra họ đã quên mất tên của mình. Trong hồ sơ, họ được gọi bằng “ông” hay “bà” kèm theo con số thứ tự vô hồn. Cuộc sống khốn khổ của họ khó có từ ngữ nào mô tả chính xác. Mỗi năm được phát hai bộ quần áo, nhưng đôi khi chưa kịp mặc họ đã lên cơn điên và xé rách.

Do mức trợ cấp quá thấp, mỗi bữa ăn của bệnh nhân chỉ được bát cơm, vài ba lát thịt ba chỉ, bát canh rau. Những thân thể trần truồng, tiều tụy, những ánh mắt vô vọng, chết dần chết mòn trong mấy bức tường khiến một phụ nữ tên Lan Đàm ở thành phố Vinh (Nghệ An) nhức nhối tâm can.

“Ban đầu chỉ mình em, sau có nhiều người chung tay vào, khi số tiền gom góp kha khá thì đi chợ, nấu nướng rồi đưa lên cho các bệnh nhân được bữa tươm tất”, Lan Đàm kể.

Chào “chị Lan”!

Lan Đàm cùng các nhân viên Trung tâm và tình nguyện viên tắm rửa, cắt tóc, gội đầu cho các bệnh nhân không tự chăm sóc được bản thân. Một hai tuần một lần, đôi khi một tháng, Lan Đàm lại bắt xe khách chặng Vinh – Đô Lương, lỉnh kỉnh đồ đạc, vượt hơn 70 cây số mang niềm vui đến với những người khốn khổ không thân thích.

“Thế em không ngại khi tắm cho bệnh nhân nam? Họ có thể bất chợt lên cơn vô cùng nguy hiểm?” - tôi hỏi. “Em không ngại, sợ gì hết. Em nghĩ mình thương họ thì không bao giờ họ làm hại mình. Mà họ biết hết anh ạ. Khi em đến, họ ngoan lắm, em “ra lệnh” gì là ai nấy răm rắp. Thương vô cùng. Bây giờ nhiều người biết em rồi, thấy bóng em là từ xa đã vòng tay “Chào chị Lan”.

Rồi chị cho tôi xem bức ảnh chị chụp chung với hàng chục bệnh nhân, giơ hai ngón tay hình chữ “V” làm dáng, đều cười tươi. “Trong ảnh em là “hoa hậu” nhé, vì chỉ có em là phụ nữ”, Lan Đàm hóm hỉnh.

Tôi lặng người. Đây quả là bức ảnh, nụ cười đẹp nhất mà tôi từng biết. Những nụ cười tỏa ánh sáng của Phật tính. “Em có theo tôn giáo nào, như đạo Phật?”, tôi buột miệng hỏi, vì trước khi đến, đã đinh ninh như vậy. “Không, em không theo đạo nào cả. Em làm từ thiện chỉ từ một chữ duyên”, Lan Đàm chia sẻ.

Lan Đàm không ngại tắm cho nam bệnh nhân tâm thần  nam
Tôi gặp Lan Đàm lần đầu tại 51 Lê Hồng Phong, nơi chị thuê kinh doanh ga gối và quần áo thời trang, cũng là nơi ở của hai mẹ con, chị và bé trai học lớp 2. Lan Đàm bận tíu tít, vừa bán hàng vừa lo tính kế hoạch ngày mai đi Đô Lương nấu ăn cho bệnh nhân. Chị lẩm bẩm: “Mua cái gì, nấu gì đây nhỉ?”. 

Mãi sau chị mới quyết định thực đơn gồm bún, thịt lợn, thịt gà, rau cải. Có một số tình nguyện viên là sinh viên gọi điện đến xin đi cùng nhưng chị từ chối. “Em đi một mình làm được nhiều việc hơn”, chị bảo. Tôi hỏi một chị đến mua hàng: “Shop này không lớn, vị trí cũng không thật đắc địa, sao chị lại đến mua?” và nhận được câu trả lời: “Em là khách ruột ở đây. Em tin chị Lan Đàm vì chị rất tốt, đương nhiên là bán hàng uy tín, chất lượng nữa”.

Một lúc sau mấy phụ nữ mang đến thùng táo của một sư thầy, nhờ Lan Đàm chuyển cho các bệnh nhân. Lại có hai phụ nữ từ ôtô bước xuống, một người giới thiệu với Lan Đàm mình là chủ một trang facebook (FB), đã hứa ủng hộ 1 triệu cho các bệnh nhân, nay đưa tiền đến. Tôi xin ghi họ tên và chụp ảnh, nhưng họ từ chối.

Khách về, Lan Đàm lấy sổ ghi chép. Mỗi trang là một địa chỉ từ thiện, số tiền thu chi được ghi lại cẩn thận. Lan Đàm bảo “Không ai yêu cầu báo cáo, nhưng em phải ghi cho nhớ, để tri ân và thông báo những người đóng góp trên FB. Mọi người tin em nên ủng hộ cũng khá nhiều”.

Chọn những nơi khó nhất

Chỉ trong vòng một tuần Lan Đàm kêu gọi trên FB ủng hộ các bệnh nhân tâm thần, các “nhà hảo tâm” hầu hết là các nick FB đã ủng hộ 12 bộ bàn ghế và khay cho các bệnh nhân ăn cơm, trị giá vài chục triệu đồng. Ngoài ra, 61 bệnh nhân tâm thần được cấp đầy đủ quần áo, khăn tắm, xà phòng; số tiền ủng hộ bữa cơm thu được hơn 30 triệu đồng, còn dư 19 triệu đồng.

Lan Đàm thắp hương tại nghĩa trang dành cho đối tượng bảo trợ xã hội  

“Em vừa đăng trên FB là các đồ dùng cho bệnh nhân đã đủ, để mọi người không đóng góp thêm nữa. Nhìn bệnh nhân mặc quần áo tươm tất, ngồi bàn ghế ăn cơm, bao nhiêu mệt mỏi đều bay biến”, Lan Đàm nói với nụ cười.

Lan Đàm và nhóm tình nguyện viên cũng nhiều lần đến nấu ăn, tặng quà và giúp đỡ các gia đình thuộc làng phong Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu). “Họ khổ lắm, bệnh tật bị kỳ thị, ở nơi hẻo lánh nên ít được quan tâm. Em thường chọn những nơi khó khăn nhất, cần giúp đỡ nhất”, Lan Đàm cho biết.

Các bệnh nhân của Bệnh viện Ung bướu Nghệ An cũng quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ nhỏ nhắn có nụ cười đôn hậu và nhanh thoăn thoắt thường đến nấu bữa ăn từ thiện cho họ. 

Lan Đàm vui khi nhắc lại việc đã giúp chị Vân, quê Thanh Chương, người mẹ của ba con vì gia đình quẫn bách mà phát điên, tiều tụy. Sau khi Lan Đàm mở “chuyên trang” về chị Vân, nhiều người đã chung tay chia sẻ, ủng hộ hàng chục triệu đồng.

Chị Vân được đưa đến bệnh viện tâm thần chữa trị, đã tỉnh táo, có thể làm được các việc nhẹ, tăng 10 kg. Số tiền mọi người ủng hộ, mỗi tháng Lan Đàm gửi về quê 1 triệu phụ giúp ba đứa con chị Vân đi học. 

Xây trường trên núi cao

Không chỉ là “Cô tiên giữa thế giới người điên”, Lan Đàm còn đến với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở miền núi mà gần nhất là việc xây trường học ở bản Huồi Mới 1, xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, Nghệ An). Mùa mưa, để đến điểm trường trên phải đi bộ 4 tiếng đồng hồ do đường hiểm trở.

Vậy mà Lan Đàm đã đi đi lại lại điểm trường đó “bao nhiêu lần không nhớ hết”. Chị kể: “Trước đó, nhà học chỉ là lán tạm bợ, thầy trò đánh vật với thời tiết khắc nghiệt. Em thấy tội quá nên đứng ra kêu gọi cộng đồng đóng góp xây dựng trường”. Hàng trăm nhà hảo tâm có danh và ẩn danh đã đóng góp được hơn 350 triệu đồng. 

Lan Đàm tính, không thể xây dựng bằng vật liệu gạch, bêtông vì công vận chuyển quá lớn. Chị quyết định dùng vật liệu kết cấu thép, mái tôn, vách tôn. Điểm trường này cho đến lúc ấy chính quyền vẫn chưa thể xây được, nên mọi người rất mừng. 200 thanh niên đã tình nguyện vận chuyển vật liệu và đóng góp mỗi người 10 ngày công.

Lan Đàm rạng rỡ trong trang phục người dân tộc Mông vào ngày khánh thành điểm trường Huồi Mới 1  

Sau hai tháng, trường xây xong và được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học. Khỏi phải nói niềm vui có trường mới của người dân, học sinh và thầy cô ở bản Huồi Mới. Sau khi hạch toán chi ly, tiền đóng góp còn dư ra... 65 nghìn. “Bây giờ nghĩ lại, em cũng không biết lúc đó tại sao mình lại đủ sức để đi đi lại lại ở Huồi Mới. Có cái gì đó thôi thúc em phải làm bằng được. Em nghĩ một khi các nhà hảo tâm đã tin tưởng, thì mình không thể phụ lòng”, Lan Đàm nhớ lại.

“Hình như đi làm từ thiện toàn thấy vui, cứ thấy chị cười tươi roi rói?”, tôi hỏi. “Đâu có anh, cũng gặp nhiều chuyện buồn lắm chứ…”. Trả lời vậy, rồi Lan Đàm chuyển nhanh sang đề tài khác: "Với tình yêu thương mình có thể vượt qua được hết".

Lan Đàm chăm sóc bệnh nhân tâm thần  

 

Chị Lan Đàm đã giúp bệnh nhân tâm thần đã có đồ dùng, bữa ăn tươm tất  

 

Điểm trường Huồi Mới 1 trước đây  
Và bây giờ ...  
Quang Đại
TIN LIÊN QUAN

Thất học vì… không tìm được trường

Lê Tuyêt - Trung Thành |

Tại Bình Dương, với những đứa trẻ là con của những người lao động nhập cư, để tìm đến trường, là cả một chặng đường nhiều “chướng ngại vật” mà rất nhiều bố mẹ đã không vượt qua được, không tìm được trường cho con. Kết quả là con cái phải nghỉ học.

Chuyện khó tin đầu năm học mới: Hàng ngàn học sinh phải học ca ba ngay giữa thành phố lớn

Lê Tuyết |

Dồn lớp, học ca ba… là chuyện ngỡ chỉ có ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn về cơ sở vật chất. Vậy nên chúng tôi đã không tin vào mắt mình khi chứng kiến những lớp học ca ba với gần 6000 học sinh ngay tại trung tâm của một thành phố lớn là Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai

Rợn người với lò mổ tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo

PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA CỦA LÊ NGÂN - HÀ ANH CHIẾN |

Để kiếm lời bất chính, các thương lái bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, đã tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo để tăng trọng biến “heo lành” thành “heo độc”. Phóng viên Báo Lao Động đã thâm nhập một lò giết mổ heo với số lượng hơn 100 con mỗi ngày tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để phanh phui thủ đoạn này.

U20 Việt Nam thắng 3 trận liên tiếp, chờ quyết đấu U20 Syria

NHÓM PV |

U20 Việt Nam giành chiến thắng 4-1 trước U20 Bangladesh tối 27.9 và tạm thời đứng thứ nhì bảng A, vòng loại U20 châu Á 2025.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Thất học vì… không tìm được trường

Lê Tuyêt - Trung Thành |

Tại Bình Dương, với những đứa trẻ là con của những người lao động nhập cư, để tìm đến trường, là cả một chặng đường nhiều “chướng ngại vật” mà rất nhiều bố mẹ đã không vượt qua được, không tìm được trường cho con. Kết quả là con cái phải nghỉ học.

Chuyện khó tin đầu năm học mới: Hàng ngàn học sinh phải học ca ba ngay giữa thành phố lớn

Lê Tuyết |

Dồn lớp, học ca ba… là chuyện ngỡ chỉ có ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn về cơ sở vật chất. Vậy nên chúng tôi đã không tin vào mắt mình khi chứng kiến những lớp học ca ba với gần 6000 học sinh ngay tại trung tâm của một thành phố lớn là Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai

Rợn người với lò mổ tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo

PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA CỦA LÊ NGÂN - HÀ ANH CHIẾN |

Để kiếm lời bất chính, các thương lái bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, đã tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo để tăng trọng biến “heo lành” thành “heo độc”. Phóng viên Báo Lao Động đã thâm nhập một lò giết mổ heo với số lượng hơn 100 con mỗi ngày tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để phanh phui thủ đoạn này.