Hàng ngàn người đổ về Lễ hội đền Huyền Trân tưởng nhớ bậc tiền nhân

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Từ sáng sớm, đông đảo người dân, du khách đổ về Lễ hội đền Huyền Trân, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc nhằm tri ân các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước trong việc mở mang bờ cõi nước Việt.

Sáng 18.02, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khai mạc Lễ hội đền Huyền Trân tại núi Ngũ Phong (nay là Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây).
Ngày 18.2, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khai mạc Lễ hội đền Huyền Trân tại núi Ngũ Phong (nay là Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, TP. Huế).
Theo đó, Lễ hội đền Huyền Trân năm nay diễn ra trong hai ngày 17 và 18.2 nhằm tưởng nhớ công lao của Công chúa Huyền Trân (1287 - 1340) ái nữ độc nhất của vua Trần Nhân Tông.
Theo đó, Lễ hội đền Huyền Trân năm nay diễn ra trong hai ngày 17 và 18.2 nhằm tưởng nhớ công lao của Công chúa Huyền Trân (1287 - 1340) ái nữ độc nhất của vua Trần Nhân Tông.
Đồng thời, nhắc nhở thế hệ hiện tại về đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ để tri ân và ghi nhận công lao to lớn của Công chúa Huyền Trân - người đã có những đóng góp to lớn trong việc mở rộng bờ cõi của dân tộc về phía Nam, góp phần xây dựng nên vùng đất nam Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay.
Đồng thời, nhắc nhở thế hệ hiện tại về đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ để tri ân và ghi nhận công lao to lớn của Công chúa Huyền Trân - người đã có những đóng góp to lớn trong việc mở rộng bờ cõi của dân tộc về phía Nam, góp phần xây dựng nên vùng đất nam Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay.
Chương trình khai mạc của lễ hội bắt đầu bằng buổi biểu diễn nghệ thuật sử thi đặc sắc, tái hiện lại cuộc đời và công lao to lớn của Công chúa Huyền Trân.
Chương trình khai mạc của lễ hội bắt đầu bằng buổi biểu diễn nghệ thuật sử thi đặc sắc, tái hiện lại cuộc đời và công lao to lớn của Công chúa Huyền Trân.
Vâng mệnh vua cha, Công chúa Huyền Trân đi làm dâu xứ Chiêm Thành để lấy về vùng đất Châu Ô - Lý (nay là vùng đất nam Quảng Trị và Thừa Thiên Huế), bà là một trong ba vị công chúa trong lịch sử Việt Nam có công mở mang bờ cõi.
Vâng mệnh vua cha, Công chúa Huyền Trân đi làm dâu xứ Chiêm Thành để lấy về vùng đất Châu Ô - Lý (nay là vùng đất nam Quảng Trị và Thừa Thiên Huế), bà là một trong ba vị công chúa trong lịch sử Việt Nam có công mở mang bờ cõi.
Màn tái hiện đầy cảm xúc dưới sự chứng kiến của hàng ngàn người dân và du khách.
Màn tái hiện đầy cảm xúc dưới sự chứng kiến của hàng ngàn người dân và du khách.
 Được biết, lễ hội nằm trong chương trình “Lễ hội mùa xuân của Festival Huế năm 2024”, chương trình nhằm quảng bá đến với du khách thập phương những hình ảnh, giá trị di sản văn hóa, một vùng đất mang đậm giá trị bản sắc văn hóa của cả nước, thành phố văn hóa ASEAN, thành phố Festival của Việt Nam.
Được biết, lễ hội nằm trong chương trình “Lễ hội mùa xuân của Festival Huế năm 2024”, chương trình nhằm quảng bá đến với du khách thập phương những hình ảnh, giá trị di sản văn hóa, một vùng đất mang đậm giá trị bản sắc văn hóa của cả nước, thành phố văn hóa ASEAN, thành phố Festival của Việt Nam.
Đã có rất đông người dân và du khách tìm đến dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính và ghi nhớ công ơn của vua Trần Nhân Tông cùng Công chúa Huyền Trân.
Đã có rất đông người dân và du khách tìm đến dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính và ghi nhớ công ơn của vua Trần Nhân Tông cùng Công chúa Huyền Trân.
Đối với người dân xứ Huế, hoạt động này nhằm cầu nguyện cho sự phồn thịnh và bình an cho đất nước, mong cầu một vụ mùa bội thu, cuộc sống ấm no và hạnh phúc, cũng như sự hưng thịnh và phát triển của đất nước.
Đối với người dân xứ Huế, hoạt động này nhằm cầu nguyện cho sự phồn thịnh và bình an cho đất nước, mong cầu một vụ mùa bội thu, cuộc sống ấm no và hạnh phúc, cũng như sự hưng thịnh và phát triển của đất nước.
Sau phần Lễ tái hiện, Lễ hội đền Huyền Trân tiếp tục với các hoạt động văn hóa nghệ thuật và thể thao như biểu diễn ca nhạc, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, biểu diễn ca Huế, nghệ thuật bài chòi, các trò chơi dân gian.
Sau phần Lễ tái hiện, Lễ hội đền Huyền Trân tiếp tục với các hoạt động văn hóa nghệ thuật và thể thao như biểu diễn ca nhạc, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, biểu diễn ca Huế, nghệ thuật bài chòi, các trò chơi dân gian.
Cùng với hoạt động trình diễn thư pháp, không gian trà, trình diễn nghề làm bánh ngũ sắc, trình diễn nghề chằm nón lá và nón lá sen, giới thiệu sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên.
Cùng với hoạt động trình diễn thư pháp, không gian trà, trình diễn nghề làm bánh ngũ sắc, trình diễn nghề chằm nón lá và nón lá sen, giới thiệu sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên.
 Anh Võ Văn Nguyên Phước (TP. Huế) cho rằng: Lễ hội năm nay tổ chức đa dạng hơn các loại hình văn hoá nghệ thuật đặc sắc như tái hiện lại cuộc đời Công Chúa Huyền Trân, chầu văn. Được tham gia các hoạt động dân gian như viết thư pháp, bài chòi giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về ý nghĩa của hoạt động này.
Anh Võ Văn Nguyên Phước (TP. Huế) cho rằng: Lễ hội năm nay tổ chức đa dạng hơn các loại hình văn hoá nghệ thuật đặc sắc như tái hiện lại cuộc đời Công Chúa Huyền Trân, chầu văn. Được tham gia các hoạt động dân gian như viết thư pháp, bài chòi giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về ý nghĩa của hoạt động này.
“Đầu xuân năm mới đến với lễ hội mong cầu gia đình sức khoẻ, hạnh phúc được nhiều may mắn trong cuộc sống. Mong cho người dân có một năm mới an lành, công việc hanh thông”.
“Đầu xuân năm mới đến với lễ hội mong cầu gia đình sức khoẻ, hạnh phúc được nhiều may mắn trong cuộc sống. Mong cho người dân có một năm mới an lành, công việc hanh thông”.
Lễ hội đền Huyền Trân không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tri ân Công chúa Huyền Trân mà còn là dịp để mọi người hiệp lực, gắn kết và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Lễ hội đền Huyền Trân không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tri ân Công chúa Huyền Trân mà còn là dịp để mọi người hiệp lực, gắn kết và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn du khách chen chân khám phá khu du lịch Thung Nham tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Nhắc đến Ninh Bình, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới các địa điểm du lịch nổi tiếng như Tràng An, Cố đô Hoa Lư hay Tam Cốc Bích Động… Cùng với những điểm tham quan du lịch nổi tiếng trên, khi đến Ninh Bình du khách còn được khám phá Khu du lịch sinh thái Vườn chim Thung Nham (tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư).

Hơn 150.000 lượt du khách đến Vũng Tàu vui chơi tắm biển sau Tết Nguyên đán

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Trong 3 ngày từ 15-17.2 (mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng), ước tính có hơn 150.000 lượt du khách đến Vũng Tàu vui chơi tắm biến.

Nườm nượp du khách chen chân về trẩy hội xứ Mường

Khánh Linh |

Hoà Bình - Lễ hội Khai xứ Mường được tổ chức trong 3 ngày, từ mừng 6 - 8 tháng Giêng hàng năm, thu hút hàng chục nghìn du khách về xứ Mường trẩy hội.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.