Nhiều trụ sở xã ở Thái Bình bỏ hoang, được tận dụng là nơi tập yoga

Hà Vi |

Thái Bình - Hơn 3 năm trôi qua kể từ khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở xã ở huyện Thái Thụy đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm và được tận dụng là nơi tập yoga.

aa
Theo đó, năm 2020, 2 xã Thái Hà và Thái Sơn (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) sáp nhập thành 1 xã và lấy tên là xã Sơn Hà (trụ sở chính được chọn tại xã Thái Sơn cũ). Sau khi sáp nhập xong, trụ sở xã Thái Hà (cũ) bị bỏ hoang, gây lãng phí.
aaa
Ghi nhận của phóng viên Lao Động, sau hơn 3 năm bị bỏ hoang, trụ sở UBND xã Thái Hà (cũ) diện tích hơn 2.000 m2 có dấu hiệu xuống cấp.
aa
Trụ sở này có các công trình gồm: trụ sở 2 tầng, nhà văn hóa, lán xe và nhà bảo vệ.
aa
Nhiều hạng mục do lâu ngày không được sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng.
aa
Xung quanh trụ sở cây cối, cỏ mọc um tùm. Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Đinh Bá Lượng - Chủ tịch UBND xã Sơn Hà (huyện Thái Thụy) cho biết: "Trụ sở xã Thái Hà (cũ) được xây dựng từ năm 2006, nếu theo quy định, đến năm 2026 mới hết niên hạn sử dụng. Do bị để không gây lãng phí, hiện tại, phòng làm việc tại đó, chính quyền địa phương cho Hội phụ nữ xã mượn để tập yoga, còn trạm y tế xã Thái Hà (cũ) được tận dụng làm trụ sở công an. Sau khi sáp nhập, chúng tôi đã có báo cáo, đề xuất và mong muốn sớm được quy hoạch".
Cùng thời điểm sáp nhập năm 2020, trụ sở xã Thái Hồng (cũ) cũng đang bị bỏ hoang. Đây là xã được sáp nhập với 2 xã Thái Dương và Thái Thủy, thành xã Dương Hồng Thủy.
Cùng thời điểm sáp nhập năm 2020, trụ sở 2 xã Thái Hồng và Thái Thủy (cũ) cũng đang bị bỏ hoang. Đây là 2 xã được sáp nhập với xã Thái Dương thành xã Dương Hồng Thủy.
Ông Bùi Văn Bảy - Chủ tịch UBND xã Dương Hồng Thủy (huyện Thái Thụy) cho hay: “Do được sáp nhập từ 3 xã, trong đó xã Thái Dương (cũ) về đích nông thôn mới vào năm 2019 lại có vị trí trung tâm nên đã chọn trụ sở xã Thái Dương là trụ sở làm việc của xã Dương Hồng Thủy bây giờ. Còn 2 trụ sở còn lại là Thái Thủy và Thái Hồng sau khi quy hoạch, chúng tôi xét thấy đang bị bỏ trống nên đã xin ý kiến huyện, đề xuất quy hoạch thương mại dịch vụ, hỗ trợ cho người dân mượn để mở lớp học tiếng và tận dụng làm nơi tập luyện yoga“.
Ông Bùi Văn Bảy - Chủ tịch UBND xã Dương Hồng Thủy (huyện Thái Thụy) cho hay: “Do được sáp nhập từ 3 xã, trong đó xã Thái Dương (cũ) về đích nông thôn mới vào năm 2019 lại có vị trí trung tâm nên đã chọn trụ sở xã Thái Dương là trụ sở làm việc của xã Dương Hồng Thủy bây giờ. Còn 2 trụ sở còn lại là Thái Thủy và Thái Hồng sau khi quy hoạch, chúng tôi xét thấy đang bị bỏ trống nên đã xin ý kiến huyện, đề xuất quy hoạch thương mại dịch vụ, hỗ trợ cho người dân mượn để mở lớp học tiếng và tận dụng làm nơi tập luyện yoga“.
aa
"Phía sân bên ngoài của trụ sở xã Thái Hồng (cũ) vì có khoảng sân trước và sau rộng rãi nên xã đã cho đơn vị thi công tuyến đường huyện ĐH87 đi qua địa bàn xã mượn để làm các hạng mục tiện cho thi công tuyến đường. Sau khi thi công xong đường, đơn vị thi công sẽ dọn dẹp, trả lại mặt bằng sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho người dân quanh khu vực" - ông Bảy nói.

Hà Vi
TIN LIÊN QUAN

Ngắm cặp đại lão bàng trong khuôn viên đền cổ ở Thái Bình

Hà Vi |

Thái Bình - Hai cây bàng cổ thụ nằm trong khuôn viên đền Côn Giang (xã Sơn Hà, huyện Thái Thụy) là cặp cây di sản hơn 400 năm tuổi, quanh năm tỏa bóng mát như che chở, bảo vệ cho người dân nơi đây.

Lặng người trước nghĩa trang hình lớp học ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình có một nghĩa trang đặc biệt hình lớp học là nơi yên nghỉ của cô giáo - liệt sĩ Bùi Thị Thanh Xuân cùng 30 học sinh trường cấp 2 Thụy Dân (nay là trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy). Đây là Khu tưởng niệm ngày 21.10.1966 tại trường cấp 2 Thụy Dân đã được Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2021.

Di tích quốc gia ở Thái Bình xuống cấp, từng bị kẻ gian đột nhập

Hà Vi |

Thái Bình - Là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia nhưng nhiều hạng mục của Đình miếu Hậu Trung và miếu Hậu Thượng (xã Bạch Đằng, nay là xã Hồng Bạch, huyện Đông Hưng) hiện đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Ở khu miếu Hậu Thượng người dân trong khu vực còn thả trâu, bò ngay trong khuôn viên miếu.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.