Nông dân miền Tây đổi đời nhờ lục bình

PHƯƠNG ANH |

Từng là cây dại mọc đầy khắp các sông, kênh rạch ở miền Tây, ảnh hưởng đến lưu thông trên tuyến đường thủy, giờ đây cây lục bình (bèo Tây) lại trở thành cây xóa đói giảm nghèo, thậm chí còn giúp nhiều hộ vươn lên khá giàu.

Hơn chục năm nay, bà con ở xã Hỏa Tiến (Vị Thanh, Hậu Giang) có nguồn thu nhập ổn định từ việc nuôi, trồng lục bình phục vụ cho đan đát thủ công mỹ nghệ. Để chủ động nguồn nguyên liệu, bà con khoanh trồng lục bình dọc theo sông Cái Lớn.
Hơn chục năm nay, bà con ở xã Hỏa Tiến (Vị Thanh, Hậu Giang) có nguồn thu nhập ổn định từ việc cung cấp lục bình phục vụ cho đan đát thủ công mỹ nghệ. Để chủ động nguồn nguyên liệu, nhiều hộ tận dụng mặt nước sông Cái Lớn để khoanh nuôi lục bình.
Một số khác thì bơi xuồng dọc các sông tìm những đám lục bình trôi có thân dài để cắt.
Một số khác thì bơi xuồng dọc các sông tìm những đám lục bình trôi có thân dài để cắt.
Nhà không đất sản xuất nên nghề cắt lục bình là nguồn thu nhập chính của bà Bùi Thị Nga ở xã Hỏa Tiến (Vị Thanh, Hậu Giang). Bà Nga cho biết: “Tùy theo thời điểm có ngày cắt phải 500kg lục bình tươi. Sau đó về phơi khô rồi bán cho thương lái với giá 20.000 đồng/kg, thu nhập mỗi tháng khoảng 3-4 triệu đồng. Cũng nhừ cây lục bình mà đời sống kinh tế đỡ phần vất vả”.
Nhà không đất sản xuất nên nghề cắt lục bình là nguồn thu nhập chính của bà Bùi Thị Nga ở xã Hỏa Tiến (Vị Thanh, Hậu Giang). Bà Nga cho biết: “Mỗi ngày cắt 500kg lục bình tươi. Sau đó về phơi khô rồi bán cho thương lái với giá 20.000 đồng/kg, thu nhập mỗi tháng khoảng 3-4 triệu đồng. Cũng nhờ cây lục bình mà đời sống kinh tế ổn định hơn trước nhiều”.
Lục bình sau khi cắt sẽ được mang lên bãi phơi khô, sau đó sẽ được xử lý cho trắng trước khi giao cho thương lái.
Lục bình sau khi cắt sẽ được mang lên bãi phơi khô, sau đó sẽ được xử lý cho trắng trước khi giao cho thương lái.
Đi dọc 2 bên đường cặp sông Cái Lớn (Hỏa Tiến, Vị Thanh, Hậu Giang) không khó để bắt gặp cảnh nhà nhà phơi lục bình.
Đi dọc 2 bên đường cặp sông Cái Lớn (Hỏa Tiến, Vị Thanh, Hậu Giang) không khó để bắt gặp cảnh nhà nhà phơi lục bình.
Có người phơi khoảng sân to, có hộ chỉ vỏn vẹn một góc sân nhà, thậm chí bà con còn tận dụng cả 2 bên lề đường để phơi.
Có người phơi ở khoảng sân to, có hộ chỉ vỏn vẹn một góc sân nhà, thậm chí bà con còn tận dụng cả 2 bên lề đường để phơi.
Thông thường nếu lục bình đẹp thì cứ 12kg tươi sẽ được 1kg khô thành phẩm. Từ những cọng lục bình xanh, xốp, sau khi phơi đủ nắng và qua khâu xử lý sẽ cho ra những sợi mềm mại, dai và bền, dễ dàng đan đát.
Thông thường 12kg tươi sẽ được 1kg khô thành phẩm. Từ những cọng lục bình xanh, xốp, sau khi phơi đủ nắng và qua khâu xử lý sẽ cho ra những sợi mềm mại, dai và bền, dễ dàng đan đát.
Ông Lý Hồng Quang ở xã Hỏa Tiến (Vị Thanh, Hậu Giang) tận dụng bãi sông trước nhà khoanh nuôi 4000m2 lục bình. Với diện tích này mỗi tháng gia đình thu hoạch, phơi khô bán được 20 triệu đồng. “Lục bình nuôi một thời gian để cho thân dài phù hợp với yêu cầu của thương lái. Mình cứ ngăn nhiều nơi, cắt nơi này xong thì cắt nơi khác nên hầu như có thu nhập quanh năm”.
Ông Lý Hồng Quang ở xã Hỏa Tiến (Vị Thanh, Hậu Giang) tận dụng bãi sông trước nhà khoanh nuôi 4.000m2 lục bình. Với diện tích này mỗi năm gia đình thu nhập cả trăm triệu đồng. “Lục bình nuôi một thời gian để cho thân dài phù hợp với yêu cầu của thương lái. Mình cứ ngăn nhiều nơi, cắt nơi này xong thì cắt nơi khác nên hầu như có thu nhập quanh năm”. Ông Quang cho biết.
Hiện nay, sản phẩm lục bình khô được các hộ dân phơi khô và bán lại cho các thương lái để cung cấp cho các cơ sở làm thủ công mỹ nghệ, với giá trung bình từ 19.000 - 20.000đồng/kg.
Hiện nay, sản phẩm lục bình được các hộ dân phơi khô và bán lại cho các thương lái để cung cấp cho các cơ sở làm thủ công mỹ nghệ, với giá trung bình từ 19.000 - 20.000đồng/kg.
Nghề đan đát phát triển, hàng ngàn lao động nông nhàn ở miền Tây có thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng/tháng từ đan gia công các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình.
Nghề đan đát phát triển, hàng ngàn lao động nông nhàn ở miền Tây có thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng/tháng từ đan gia công các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình.
Bà Hồ Thị Nai ở xã Kế An (Kế Sách, Sóc Trăng) trước đây chủ yếu là đi cắt lúa mướn và ai thuê gì làm nấy nên cuộc sống gặp khó khăn. 2 năm nay, nhờ đan lục bình mỗi tháng thu nhập khoảng 3 triệu đồng. "Cũng nhờ nghề này mà cuộc sống giờ đây cũng đỡ vất vả hơn", bà Nai vui vẻ cho biết.
Ở miền Tây, lục bình không còn lững lờ trôi mà đã “cập bến” giúp nhiều hộ dân đổi đời, mang lại thu nhập ổn định.
Ở miền Tây, lục bình không còn lững lờ trôi mà đã “cập bến” giúp nhiều hộ dân đổi đời, mang lại thu nhập ổn định.
PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Cung đường hoa hoàng yến đẹp bậc nhất miền Tây

Gia Khiêm |

Thời điểm này, trên quốc lộ 61C (đường nối TP Cần Thơ - Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang), hoa hoàng yến đang bung nở, khoe sắc vàng tươi hai bên đường, làm rực rỡ cả trời thu ở miền Tây.

500 tiểu thương diện áo bà ba tại chợ "độc" miền Tây

Tạ Quang - Bích Phượng |

Hậu Giang - Gần 500 tiểu thương đã góp phần tôn vinh giá trị văn hóa của chiếc áo bà ba. Đây cũng là hoạt động góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Hậu Giang đến với du khách trong và ngoài nước.

Những tuyến đường hoa rực rỡ sắc màu ở miền Tây

PHƯƠNG ANH |

Nhiều vùng nông thôn ở miền Tây xuất hiện nhiều tuyến đầy đường hoa. Những con đường hoa này không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng Nông thôn mới.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.