Điệp khúc buồn của nông sản Việt

LÊ THANH NGUYÊN |

Gần đây xuất hiện cụm từ “giải cứu” khi nông dân vấp phải một số khó khăn trong tiêu thụ nông sản. Có gì đó thật không ổn khi sử dụng động từ giải cứu, vì chính nó đã nói lên đây chỉ là sự tập trung mang tính nhất thời… trong khi việc tiêu thụ nông sản rất cần đến sự ổn định...

Đã có những chủ trương lớn hướng đến sự tác động tích cực đối với sản phẩm do nông dân làm ra, như liên kết giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước… rồi tiếp theo bổ sung thêm nhà khoa học, ngân hàng trở thành 5 nhà…

Vậy, nhưng nhiều năm rồi chuỗi liên kết ấy bị lu mờ dần và gần như bất lực trước thảm cảnh giá nông sản cứ trồi sụt, lên xuống theo đồ thị hình sin nghiệt ngã. Mới đây, cam sành từng một thời nông dân dựa vào để thực hiện ước mơ trở thành tỉ phú 1 tỉ đồng/ha trồng cam. Cả làng cả xóm đua nhau lên liếp lập vườn cam, nhưng khổ nỗi, thời kỳ vàng son qua nhanh, giá cam lao dốc, từ 40.000-50.000đ/kg chỉ còn 3.000đ/kg như hiện nay, nghĩa là tiền bán cam thu được chủ vườn không đủ trả tiền thuê nhân công vào vườn hái trái nhiều chủ vườn lại tìm cách tự chuyển đổi…

Có người ví von là chuyển đổi theo mô hình lưỡi búa, nghĩa là đốn bỏ cả một vườn cam bạt ngàn để trồng thay vào đó những cây trái thời cuộc… Điệp khúc trồng - chặt - trồng - chặt lại trỗi lên, mấy chục năm rồi đeo đẳng khiến nông dân khốn đốn, cạn kiệt sức lực và tài chính…

Hỏi vì sao? Đến nơi nào trồng cam cũng cùng một câu trả lời, trồng nhiều quá, dư thừa không tiêu thụ nổi nên rớt giá… Điệp khúc trồng-chặt này xuất hiện hồi giữa thế kỷ trước bắt đầu từ cây ca cao rồi đến cây tiêu, điều và cây nhãn… khiến cho cả vùng trọng điểm về cây ăn trái của quốc gia lao đao thời gian dài. Bây giờ tiếp đến cây cam… Gót chân Achilles lại xuất hiện: Ham lợi nhuận lao vào, rồi giẫm đạp lên nhau để chết thảm hại ở đầu ra. Từ thống kê kim ngạch xuất khẩu rau quả, trái cây của nước ta từ năm 2009 - 2017 cho thấy, mỗi năm tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này tăng 26,5% và chuyên gia cho rằng Việt Nam có tiềm năng sẽ là nhà xuất khẩu rau, hoa quả lớn của thế giới.

LÊ THANH NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

“Nhận diện” 15 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia

L.V |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông (NNPTNT) thôn đang soạn thảo dự thảo Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, trong đó, Bộ đề xuất 15 sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Nông sản Việt: Kết nối cung - cầu là khâu yếu nhất!

PHONG NGUYỄN |

Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam lần thứ 3 tổ chức sáng 14.10. “Được mùa rớt giá” cứ lặp đi lặp lại nhiều năm qua.

Quyết liệt giải cứu nông sản cho người dân

TRẦN LƯU - BẢO TRUNG |

Như một điệp khúc, những ngày qua, hàng loạt các mặt hàng nông sản ở ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh “được mùa mất giá”, khiến hàng nghìn nông hộ lao đao…

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.