18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu cái gì?

Lê Thanh Phong |

Nói là có 3.116 cán bộ của tỉnh Thanh Hóa tham gia nghiên cứu khoa học năm 2019, nhưng xin thưa đội ngũ có học hàm, có học vị tiến sĩ mới đáng để kể ra. Cụ thể là có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ.

Nhưng khi phóng viên báo Lao Động hỏi về công trình công bố quốc tế là công trình nào, thì ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở Khoa học Công nghệ của tỉnh này cho hay, chính bản thân ông cũng không biết.

Cả tỉnh chỉ duy nhất có một công trình công bố quốc tế, nhưng lãnh đạo của ngành khoa học công nghệ địa phương không biết đó là công trình gì, ai là tác giả.

141 tỉ đồng là con số không nhỏ, nhưng chi ra cho nghiên cứu khoa học để lấy lại một báo cáo công bố quốc tế, còn báo cáo đó là gì, thuộc lĩnh vực nào, có thể triển khai sản xuất ra sản phẩm ứng dụng được vào thực tế đời sống hay không cũng chẳng biết.

Còn xin thưa, các loại công bố trong nước thì đừng tính. Ai chẳng biết phần lớn những báo cáo đó là để nghiệm thu cho hợp pháp, tiêu tiền ngân sách thì cũng phải giải trình cho sạch hồ sơ.

Cái gọi là nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học tỉnh Thanh Hóa là: Sách, 15 bài viết đăng tạp chí, 3 bài viết tham dự hội thảo; 1 bài giảng. Sách là sách gì, 15 bài viết gì, 3 bài tham dự hội thảo đề tài gì, hội thảo nào và 1 bài giảng thì giảng cái gì? Hãy chứng minh tính hiệu quả của các bài viết này đi, hãy làm cho rõ 141 tỉ đồng chi ra đã đem lại lợi ích gì cho địa phương?

Điều đáng kinh sợ là không chỉ riêng tỉnh Thanh Hóa, mà còn nhiều địa phương, bộ ngành, trường và viện khắp cả nước tiêu tiền nghiên cứu khoa học theo kiểu tương tự. Nói thẳng thắn rằng, người làm khoa học thì ít, ngụy khoa học thì nhiều, cho nên tiền chi ra chủ yếu là để chia nhau. Ngành Khoa học Công nghệ hãy công bố xem, năm 2019 có được bao nhiêu công trình khoa học, trong đó có được bao nhiêu sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước?

Đất nước này không cần số lượng giáo sư, tiến sĩ cao hơn nước khác, những loại hư danh, mua bằng trang trí cho cái ghế ngồi chẳng làm nên trò trống gì. Đất nước này cần những phát minh, sáng chế mang lại giá trị thật, lợi ích thật.

Hãy bỏ cái kiểu chi tiền nghiên cứu khoa học tràn lan, vô ích, vô bổ, chỉ chia chác tiền bạc cho các cá nhân và các nhóm lợi ích.

Tập trung đầu tư cho các nhà khoa học thực hiện các đề tài hữu ích. Việc này không khó, nhưng do tiêu cực can thiệp làm cho hoạt động này thiếu minh bạch.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Thực trạng nghiên cứu khoa học công nghệ: Tiền chi nhiều, công trình ít

X.Hùng - M.Quang |

Câu chuyện ở Thanh Hóa trong năm 2019 chỉ có 19 công trình khoa học và 1 công trình công bố quốc tế (thực chất là tài liệu cho hội thảo), trong khi được đầu tư tới 141 tỉ đồng cho thấy việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học là đúng chủ trương, đúng xu thế nhưng hiệu quả thu lại, nhất là ở cấp địa phương còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và mức đầu tư.

Chi tiền tỉ, được 1 công trình khoa học quốc tế mà lãnh đạo Sở không biết

Xuân Hùng |

Năm 2019, Thanh Hoá chi gần 141 tỉ đồng cho sự nghiệp khoa học với 3.116 cán bộ tham gia, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ. Thế nhưng, cả năm 2019, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 19 công trình trong nước và 1 công trình khoa học quốc tế được công bố mà Chánh Văn phòng Sở KHCN cũng không biết đó là công trình nào.

Hơn 3 ngàn nhà nghiên cứu, 141 tỉ đồng và... 1 công trình khoa học quốc tế

Anh Đào |

Những con số ấy xuất hiện ở tỉnh chưa giàu là Thanh Hóa, trong một báo cáo về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Và đó là kết quả cả một năm 365 ngày của hùng hậu 3.116 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.

Có nên mở rộng cửa lên tuyển Việt Nam với cầu thủ nhập tịch?

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 180 cùng bình luận viên Quang Huy phân tích về những vấn đề Đội tuyển Việt Nam cần chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024.

Cổ phiếu thực phẩm được dự báo giữ đà tăng dài hơi

Lục Giang |

Nếu như cổ phiếu ngành bảo hiểm liên tục đỏ lửa thì nhóm ngành thực phẩm, hàng thiết yếu, cổ phiếu ngành vật liệu lại ghi nhận diễn biến tích cực.

Nga phản công Ukraina ở Kursk, giải phóng nhiều lãnh thổ

Ngọc Vân |

Tổng thống Ukraina tuyên bố Nga bắt đầu cuộc phản công để giành lại các vùng lãnh thổ ở tỉnh Kursk do lực lượng Kiev chiếm đóng.

Bão Bebinca dự báo gây ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Dự báo bão mới nhất cho hay, đường đi của cơn bão mới Bebinca sẽ đi qua các nhà máy lọc dầu ở Thượng Hải, Ninh Ba, Trung Quốc.

Những người già cô đơn ở làng quy hoạch treo Quảng Nam

Hoàng Bin |

Hơn 20 năm sống trong điều kiện hạ tầng thiếu thốn, người trẻ lần lượt rời làng, khiến người cao tuổi ở làng quy hoạch treo Quảng Nam mang nỗi buồn đau đáu.