BRT- không phải chỉ “chưa hợp lý”

Anh Đào |

Hoặc chịu không nổi, hoặc cực chẳng đã, hoặc không thể không thấy, hoặc phải có việc để làm, hoặc... gì gì đó, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) cho biết đang nghiên cứu cho xe bus thường và các phương tiện đi vào đường BRT ở một số khung giờ.

Cụ thể, bus thường cùng lộ trình sẽ được đi vào đường BRT từ 4-23h, các phương tiện khác sẽ được sử dụng đường từ 23h đến 4h sáng hôm sau.

Phải nói, sáng kiến này chẳng có gì là sáng kiến, cũng không mới. Bởi từ tháng 4 năm ngoái, đích thân Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có ý kiến nghiên cứu để bus thường cũng như các phương tiện khác được đi vào làn riêng của bus nhanh, khi mà BRT một mình một đường là “chưa hợp lý”.

Mà không phải chỉ “chưa hợp lý”, từ khi BRT khai trương với một làn đường riêng, trục Láng Hạ- Lê Văn Lương- Tố Hữu trở thành nỗi khiếp đảm. Suốt sáng, suốt chiều ùn tắc. Ùn tắc kéo dài hàng km. Trong khi đó, cũng chưa có bất cứ số liệu nào cho thấy bus nhanh góp phần thay đổi thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng của người dân, khi bản thân nó còn có quá nhiều bất cập.

Bất cập khi nó thiếu toàn bộ phương tiện kết nối để người dân có thể đến ga xe bus.

Bất cập, trong áp lực dồn lên tuyến huyết mạch quan trọng của thủ đô.

Sự “chia đường” bất đắc dĩ hôm nay có lẽ chỉ như một tất yếu. Tất yếu khi chiều rộng mặt đường không lớn phải dành riêng làn cho một phương tiện không hề hiệu quả hơn bus thường. .

Nó còn tất yếu cả ở sự thất bại của một phương thức đáng lẽ ra phải là “Đáp án” cho giao thông đô thị Hà Nội.

Có lẽ, bên cạnh việc “nghiên cứu” để các phương tiện khác được “đi chung” với BRT, Sở GTVT Hà Nội còn phải tính phương tiện kết nối, tính đến các khu vực trông giữ xe để tạo ra sự thuận lợi cho người dân đi xe bus nói chung và BRT nói riêng.

Giao thông công cộng là một ưu tiên. Điều đó đúng. Nhưng ưu tiên không có nghĩa là bất chấp điều kiện, bất chấp khả năng của hạ tầng để dành đường riêng, để dồn ùn tắc, áp lực và stress lên các phương tiện khác.

Xe bus nhanh là một trong những phương tiện vận tải tất yếu, nhưng để nó phát huy hiệu quả, để có thể nói đến một thành phố thông minh, trước hết nó phải hợp lý, chứ nếu chỉ là chuyện giải ngân bất chấp sự thất bại có thể nhìn thấy ngay cả khi chưa vận hành thì dẫu hàng triệu USD tiền thuế của dân đổ xuống, dẫu làn riêng, ưu tiên thì muôn đời vẫn phải đi chữa cháy mà thôi.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ đề xuất cho xe đi vào làn đường buýt nhanh BRT

C.N |

Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) vừa đưa ra đề xuất, trong một số khung giờ nhất định sẽ cho các phương tiện khác được sử dụng chung làn đường buýt nhanh BRT. 

Chuyên gia giao thông: "Nói BRT quá tải trong giờ cao điểm là quá ảo"

Cường Ngô |

Đó là quan điểm của ông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội trước báo cáo của Sở GTVT Hà Nội cho rằng, buýt nhanh BRT quá tải trong giờ cao điểm.

Xe buýt BRT: TPHCM lắc đầu, Hà Nội kêu quá tải

KHÁNH HOÀ |

“Bảo là quá tải, không hẳn là như thế, tôi không tin báo cáo của Hà Nội. Tôi ở Láng Hạ có thấy quá tải bao giờ đâu” - chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ - một người sống ngay gần trạm xe buýt BRT nhận xét trước việc Hà Nội cho rằng, tuyến BRT đã thành công bước đầu và thậm chí đang có dấu hiệu quá tải. Khi được hỏi nhiều chuyên gia giao thông thẳng thắn, Hà Nội nên cầu thị như TPHCM và cần tính toán kỹ nếu mở thêm tuyến BRT mới.

Israel bị bủa vây khắp Trung Đông

Bùi Đức |

Bên cạnh những cuộc giao tranh khốc liệt với Hezbollah, Israel còn phải đối đầu với nhiều nhóm vũ trang phi nhà nước khác ở khu vực Trung Đông.

Nhiều gia đình mang đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê chạy lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước lũ về nhanh khiến nhiều hộ dân không kịp trở tay, thậm chí chỉ kịp mang ít đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê để chạy lũ.

Nhiều hộ dân Đà Nẵng thấp thỏm dưới chung cư nguy hiểm cấp C

Nguyễn Linh |

Nhiều người dân tại Đà Nẵng phải di dời khẩn cấp trong mùa mưa vì sợ chung cư, nhà ở tập thể xuống cấp có thể ngã đổ bất cứ lúc nào.

Rác chất thành "núi", tràn ra đường gom Đại lộ Thăng Long

Tô Thế |

Rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng bị đổ trộm la liệt dọc theo tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội).

Trung Quốc công bố loạt chính sách mới thúc đẩy kinh tế

Ngọc Vân |

Ngày 24.9, Trung Quốc công bố một loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Bất ngờ đề xuất cho xe đi vào làn đường buýt nhanh BRT

C.N |

Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) vừa đưa ra đề xuất, trong một số khung giờ nhất định sẽ cho các phương tiện khác được sử dụng chung làn đường buýt nhanh BRT. 

Chuyên gia giao thông: "Nói BRT quá tải trong giờ cao điểm là quá ảo"

Cường Ngô |

Đó là quan điểm của ông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội trước báo cáo của Sở GTVT Hà Nội cho rằng, buýt nhanh BRT quá tải trong giờ cao điểm.

Xe buýt BRT: TPHCM lắc đầu, Hà Nội kêu quá tải

KHÁNH HOÀ |

“Bảo là quá tải, không hẳn là như thế, tôi không tin báo cáo của Hà Nội. Tôi ở Láng Hạ có thấy quá tải bao giờ đâu” - chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ - một người sống ngay gần trạm xe buýt BRT nhận xét trước việc Hà Nội cho rằng, tuyến BRT đã thành công bước đầu và thậm chí đang có dấu hiệu quá tải. Khi được hỏi nhiều chuyên gia giao thông thẳng thắn, Hà Nội nên cầu thị như TPHCM và cần tính toán kỹ nếu mở thêm tuyến BRT mới.