Lên án nạn “học vẹt” nhưng lại dị ứng với những đề thi mở

Hoàng Văn Minh |

“Bởi chúng ta ai cũng chỉ được sống một lần…” là một trong những đề thi môn Văn vào lớp 10 năm nay gây được sự chú ý của dư luận xã hội.

“Bởi chúng ta ai cũng chỉ được sống một lần…” là câu 1 (4 điểm) của đề thi Văn tuyển sinh vào lớp 10 của Trường PTTH chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương) vừa mới kết thúc.

Đề thi này đang gây tranh cãi gay gắt với lập luận số đông cho rằng, đây là đề thi mở đến mức toang và có tính đánh đố học sinh vì nó thiếu câu lệnh.

Tức là yêu cầu cụ thể học sinh phải làm gì tiếp theo sau khi đọc phần ghi trong ngoặc kép, dẫn đến học sinh viết gì cũng được hoặc không cần phải viết gì!

Nhóm ý kiến khác cho rằng, đây là dạng bài nghị luận xã hội. Từ lớp 8, học sinh đã tiếp cận với các dạng đề này, tức là đã được tập dượt, làm quen ít nhất trong 2 năm rồi nên không có gì gọi là đánh đố học sinh.

Thực tế thì hầu hết những đề thi Văn vào lớp 10 ở các địa phương trên toàn quốc mấy hôm nay không có gì đặc biệt ngoài các yếu tố được đánh giá chung chung kiểu “hay”, “vừa sức” hoặc “tạo sự phân hoá”…

Vậy nên đề thi Văn rất mở và không có câu lệnh ở Hải Dương là một hiện tượng lạ. Đề thi này chắc chắn là rất khó, đặc biệt là đối với những học sinh vẫn duy trì thói quen “học vẹt”, lệ thuộc quá nhiều vào những bài văn mẫu cũng như gợi ý có sẵn trên mạng.

Nhưng đây là một dạng đề rất thú vị và mới lạ. Bởi với đề thi này, học sinh có thể viết những gì mà các em nghĩ thông qua những trải nghiệm cá nhân trong đời sống và những tri thức được học trong nhà trường.

Đó mới là tinh thần khai phóng của giáo dục!

Đó cũng chính là tinh thần mở của những đề thi và cuộc thi văn chương là khuyến khích, mong đợi, đánh giá học sinh qua việc bay bổng cảm xúc, trí tưởng tượng cũng như cảm thụ văn học, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt…

Nghịch lý là lâu nay, chúng ta đã và đang lên án chương trình giáo dục, những thầy cô giáo, nhất là môn Văn dạy học máy móc, khô cứng dẫn đến học sinh chuyên “học vẹt”, lười tư duy, toàn viết và nói ra những điều không phải kiến thức của mình.

Nhưng chúng ta lại thấy “dị ứng”, không khuyến khích, thậm chí lên án, nặng lời với những đề thi mở, bắt buộc học sinh phải động não, động cảm xúc...

Tất nhiên, muốn thi mở thì dạy và học trong nhà trường cũng đòi hỏi tất yếu phải thay đổi theo hướng “mở”. Điều này cần phải có thời gian, lộ trình và hãy xem “Bởi chúng ta ai cũng chỉ được sống một lần…” là những tín hiệu tích cực!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua môi trường quân đội

Mai Hương |


Học kỳ quân đội là mô hình giáo dục tổng hợp tiêu biểu dành cho thanh thiếu niên thông qua chương trình rèn luyện trải nghiệm thực tế trong môi trường quân đội.

Đáp án đề thi môn Văn lớp 10 tỉnh Hải Dương năm 2023

Vân Trang |

Đáp án, đề thi môn Ngữ văn, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại tỉnh Hải Dương được Báo Lao Động cập nhật.

Thời tiết nắng nóng, gần 21.000 thí sinh Hải Dương thi môn đầu tiên vào 10

Lương Hà |

Chiều 1.6, gần 21.000 thí sinh tại Hải Dương đã chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024. Mặc dù, thời tiết nắng nóng nhưng nhiều phụ huynh đứng bên ngoài đợi con suốt hàng giờ đồng hồ.

Có nên mở rộng cửa lên tuyển Việt Nam với cầu thủ nhập tịch?

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 180 cùng bình luận viên Quang Huy phân tích về những vấn đề Đội tuyển Việt Nam cần chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024.

Cổ phiếu thực phẩm được dự báo giữ đà tăng dài hơi

Lục Giang |

Nếu như cổ phiếu ngành bảo hiểm liên tục đỏ lửa thì nhóm ngành thực phẩm, hàng thiết yếu, cổ phiếu ngành vật liệu lại ghi nhận diễn biến tích cực.

Nga phản công Ukraina ở Kursk, giải phóng nhiều lãnh thổ

Ngọc Vân |

Tổng thống Ukraina tuyên bố Nga bắt đầu cuộc phản công để giành lại các vùng lãnh thổ ở tỉnh Kursk do lực lượng Kiev chiếm đóng.

Bão Bebinca dự báo gây ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Dự báo bão mới nhất cho hay, đường đi của cơn bão mới Bebinca sẽ đi qua các nhà máy lọc dầu ở Thượng Hải, Ninh Ba, Trung Quốc.

Những người già cô đơn ở làng quy hoạch treo Quảng Nam

Hoàng Bin |

Hơn 20 năm sống trong điều kiện hạ tầng thiếu thốn, người trẻ lần lượt rời làng, khiến người cao tuổi ở làng quy hoạch treo Quảng Nam mang nỗi buồn đau đáu.