Sắp có thuốc chữa cho căn bệnh mạn tính có tên "thiếu trường thiếu lớp"

Hoàng Văn Minh |

Căn bệnh mạn tính có tên “thiếu trường thiếu lớp” của ngành giáo dục sắp có thuốc chữa khi Bộ GD&ĐT dự kiến cho phép các trường tăng số lượng lớp học, học sinh.

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Dự thảo này có nhiều nội dung, trong đó đáng chú ý nhất là cho phép các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, phổ thông nhiều cấp học tăng thêm số lượng lớp học, tăng thêm học sinh.

Các cấp học này cũng được thay đổi quy định tổng diện tích khu đất xây dựng trường (bao gồm các điểm trường) được xác định trên số lớp, số học sinh…

Nôm na, nếu dự thảo này được thông qua thì ngành giáo dục sẽ có một quy chuẩn mới về cơ sở vật chất theo hướng trường được phép xây to hơn, lớp học nhiều hơn, tiếp nhận được nhiều học sinh hơn.

Đây là một tin rất vui, bởi “chuẩn mới” này được kì vọng sẽ là giải pháp để xử lí triệt để căn bệnh mạn tính có tên là “thiếu trường thiếu lớp” đã và đang gây đau xót, bức xúc cho cả xã hội từ nhiều năm nay.

“Bệnh” này có ở tất cả 4 cấp học. Nhưng “nặng” nhất vẫn là cấp THPT với điển hình là Thủ đô Hà Nội cùng một thực tế rất cay đắng.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, dự kiến, số học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023 - 2024 là khoảng 135.000 em (tăng 5.000 em so với năm học trước).

Tuy nhiên trong số các học sinh tốt nghiệp THCS, tỉ lệ chỉ tiêu đỗ vào lớp 10 các trường công lập năm nay khoảng 60% (khoảng 81.000 em).

Còn lại khoảng 54.000 em phải lựa chọn theo học tại các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thực tế thì với bệnh nan y “thiếu trường thiếu lớp”, nếu chỉ trông chờ vào “chuẩn mới” về trường lớp của Bộ GD&ĐT thôi thì vẫn chưa đủ.

Bởi còn một “chuẩn mới” khác, cũng quan trọng không kém, nhưng quả bóng lại đang nằm ở trong chân các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… liên quan đến các khu đô thị mới bị “bỏ quên trường học“.

Đã và đang có một tình trạng khá phổ biến là chủ đầu tư dự án khi phê duyệt quy hoạch chi tiết, rao bán rất là đẹp, đầy đủ chỉ tiêu, có trường lớp, có sân chơi, hồ bơi đầy đủ, nhưng khi tổ chức triển khai thì liên tục điều chỉnh, chậm thực hiện những cam kết về đầu tư hạ tầng xã hội.

Dù rằng, Luật Xây dựng và các nghị định hướng dẫn thi hành, cũng như về quy chuẩn kỹ thuật xây dựng quốc gia năm 2019 đã quy định rất rõ về vấn đề này.

Các địa phương phải cùng Bộ GD&ĐT “song kiếm hợp bích” bằng cách quyết liệt hơn trong vấn đề quy định, ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án về xây dựng trường học.

Đồng thời, có chế tài đủ mạnh khiến chủ đầu tư thực hiện cam kết theo đúng quy hoạch chi tiết, để không còn tình trạng “bỏ quên trường học” trong các khu đô thị mới. Lúc đó, may ra câu chuyện thiếu trường thiếu lớp mới có được một cái kết có hậu!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến cho phép các trường tăng số lượng học sinh

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) dự kiến cho phép các trường tăng số lượng lớp học, học sinh.

Nhiều trường THPT giảm chỉ tiêu lớp 10, học sinh Hà Nội càng thêm khó

Trần Hạnh |

Mùa tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2024 tại Hà Nội nóng rẫy khi nhiều trường top đầu giảm chỉ tiêu. Phụ huynh lo lắng, bồn chồn, còn học sinh thì áp lực đè nặng, thời gian nghỉ gần như bằng không.

Danh sách các trường công bố điểm chuẩn học bạ mới nhất

Vân Trang |

Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ THPT năm 2024.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.