Những mẹo vặt phòng bệnh cho trẻ khi vào thời điểm giao mùa

K.NGUYÊN (T/H) |

Thời tiết giao mùa đột ngột từ nóng sang lạnh, là nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ chưa kịp thích nghi và rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm sốt, sổ mũi, ho khan,... Tuy nhiên, các ông bố và bà mẹ vẫn có thể “bỏ túi” một số phương pháp để ngăn ngừa bệnh cho con mình ngay khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa.

Vào thời điểm giao mùa là khoảng thời gian mà cơ thể con người rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là các trẻ nhỏ. Một số bệnh mà trẻ nhỏ thường hay mắc khi thời tiết giao mùa là bị sổ mũi do cảm lạnh, kéo theo đó các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng…

Những căn bệnh này thường đi kèm với nhau, khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng khi chứng kiến con mình bị mắc bệnh như vậy.

Tuy nhiên, các ông bố và bà mẹ vẫn có thể bảo vệ con mình tránh những bệnh trên bằng các phương pháp sau:

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một số loại thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng như rau xanh (súp lơ xanh, nấm..) hoặc các loại thực phẩm như cá, thịt bò, tỏi cũng sẽ giúp cơ thể chống chọi với các nguy cơ gây bệnh tốt hơn.
  • Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, và đúng lịch.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Không nên để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá và bụi, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Điều quan trọng nhất là nên cho trẻ mang khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với nơi có người bệnh, để ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây qua đường hô hấp của trẻ.
  • Theo dõi thường xuyên trẻ, để phát hiện sớm các biểu hiện của việc trẻ bị bệnh khi thời tiết bắt đầu giao mùa. Nếu trẻ mắc bệnh hoặc sốt cao, nên đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên về điều trị Nhi để các bác sĩ thăm khám kịp thời.
K.NGUYÊN (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Kỹ thuật cứu sống 1.000 em bé mắc bệnh nang ống mật chủ

T.Linh |

Ngày 18.11, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công ca phẫu nang ống mật chủ thứ 1.000. Đây là một bệnh lý ngoại nhi bẩm sinh thường gặp ở trẻ em.

Sốt xuất huyết tăng đột biến liên quan với biến đổi khí hậu ra sao?

Thảo Anh |

Mối tương quan "mật thiết" giữa biến đổi khí hậu và dịch tễ là cơ sở phát triển hệ thống cảnh báo dịch sốt xuất huyết.

Những lợi ích bất ngờ của quả dứa

K.N (T/H) |

Dứa là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất thiết yếu khác, có nhiều lợi ích sức khỏe.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.