Thẻ tín dụng nội địa

Phát triển thẻ tín dụng nội địa để hạn chế tín dụng đen

Thạch Lam |

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thẻ tín dụng nội địa gắn với đảm bảo an ninh, an toàn.

Đề xuất ban hành khung trần với phí chia sẻ, có thêm ưu đãi với thẻ tín dụng nội địa

Đức Mạnh |

Tổng Giám đốc NAPAS Nguyễn Quang Minh cho biết, các ngân hàng cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc phát hành thẻ tín dụng, đặc biệt thẻ tín dụng nội địa. Trong đó, hướng tới tiếp cận các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước và phối hợp cùng NAPAS để có các chương trình khuyến khích sử dụng thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng nội địa - bàn đạp giúp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhóm PV |

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy tài chính toàn diện là những chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ. Trong xu hướng đó, thẻ tín dụng vừa là phương tiện thanh toán tiện lợi vừa là công cụ để người dân tiếp cận dễ dàng, thuận tiện với nguồn tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên vẫn cần nhiều giải pháp để thẻ tín dụng nội địa phát huy được hết lợi thế, phát triển xứng với tiềm năng.

Đề xuất một số cơ chế ưu đãi để đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa

Hà Vy |

Tính đến năm 2023, số lượng thẻ tín dụng nội địa phát hành đạt khoảng 8,9 triệu thẻ với 78 triệu giao dịch, cho thấy người dân ngày càng quan tâm và sử dụng thẻ nội địa nhiều hơn trong hoạt động thanh toán.

Hội thảo: Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt

Nhóm PV |

Ngày 21.5 tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng tham dự và điều hành Hội thảo.

Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhóm PV |

Để hoàn thiện hành lang pháp lý và hạ tầng công nghệ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung cũng như phát triển thẻ tín dụng nội địa nói riêng, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”.

Tiềm năng lớn để phát hành thẻ tín dụng nội địa

Đức Mạnh (thực hiện) |

Hiện nay, Việt Nam có hơn 900.000 thẻ tín dụng nội địa với quy mô dân số 100 triệu dân. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - đánh giá đây là một sản phẩm tiềm năng, góp phần vào phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Phát huy thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt

Nhóm PV |

Việc phát huy hết tiềm năng và giá trị của thẻ tín dụng nội địa sẽ giúp người dân, đặc biệt người dân thuộc nhóm khách hàng yếu thế tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức, hạn chế tín dụng đen và gia tăng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 14h ngày 21.5, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”.

Mức đầu tư cho thẻ tín dụng nội địa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng

Đức Mạnh |

Mức độ tăng trưởng bình quân của thẻ tín dụng nội địa là 29,6%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thẻ tín dụng quốc tế là 17,72%/năm. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - cho rằng để đón đầu xu thế, mức đầu tư của các tổ chức phát hành thẻ tín dụng nội địa cần phải gia tăng thêm thêm trong thời gian tới.

Thẻ tín dụng nội địa góp phần ngăn chặn tín dụng đen

Tuyết Lan |

Thời gian qua thanh toán bằng thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt phát triển khá mạnh, nhưng chủ yếu tập trung bùng nổ ở khu vực thành thị. Ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa có nhiều tiềm năng nhưng đang bị bỏ ngỏ với 90% giao dịch là tiền mặt.

Thẻ tín dụng nội địa - thẻ thuần Việt, cho người Việt

Hương Nguyễn |

Hơn 800 nghìn thẻ tín dụng nội địa đã phát hành so với tiềm năng 100 triệu dân ở Việt Nam. Hai con số so sánh trên đủ thấy dư địa để phát triển loại thẻ này còn rất lớn.

Mắt xích để thẻ tín dụng nội địa thành chủ lực trong tài chính tiêu dùng

Đức Mạnh |

Tiềm năng của thẻ tín dụng nội địa được đánh giá rất lớn, có khả năng trở thành chủ lực trong tín dụng tiêu dùng trong tương lai. Tuy nhiên do tỉ trọng còn khiêm tốn nên loại thẻ này rất cần giải pháp hỗ trợ để phát triển, hướng tới tài chính toàn diện, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Gặp nhiều rào cản, thẻ tín dụng nội địa cần "cú hích" để bứt phá

Nhóm PV |

Hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh chiến lược tiếp cận tài chính toàn diện, tới nhiều đối tượng khách hàng; trong đó, thẻ tín dụng nội địa là giải pháp, công cụ đắc lực để thực hiện chiến lược này. Tuy nhiên, trên thực tế, thẻ tín dụng nội địa vẫn đang gặp nhiều rào cản về cơ chế. Do vậy, cần nới thêm một số quy định để phát triển thẻ tín dụng nội địa, mở đường tiếp cận tài chính toàn diện, đẩy lùi tín dụng đen.

Thẻ tín dụng nội địa - con đường đến xã hội không dùng tiền mặt

Nhóm PV |

Việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu của đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, đến năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%…

Phát triển thẻ tín dụng nội địa hướng tới tài chính toàn diện

Nhóm PV |

Tại Hội thảo "Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam", các chuyên gia, khách mời nêu bật các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử. Trong đó, gồm phát triển hạ tầng chấp nhận thanh toán (thẻ, QR Code...) và phát triển thẻ tín dụng nội địa nhằm góp phần triển khai chiến lược quốc gia của Việt Nam về thúc đẩy tài chính toàn diện, thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần đẩy lùi tín dụng đen.