Châu Âu đang cởi mở hơn với cây trồng chỉnh sửa gene

Vũ Long |

Các nhà hoạch định chính sách của EC dự kiến sẽ đề xuất các quy định mới đối với cây trồng chỉnh sửa gene vào tháng 7.2023.

Châu Âu nới lỏng các quy định với cây trồng theo kỹ thuật gene mới

Theo CropLife Việt Nam, trước thực trạng thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu dẫn đến những thiệt hại nặng nề trong sản xuất lương thực đang diễn ra trên khắp Châu Âu, các nhà hoạch định chính sách của Liên minh Châu Âu dự kiến sẽ đề xuất các quy định mới đối với cây trồng chỉnh sửa gene vào tháng 7 năm nay.

Một số quốc gia tại Châu Âu cũng có những thay đổi cởi mở hơn với các loại cây trồng được chọn tạo giống thông qua Kỹ thuật gene mới (New Genomic Technologies - NGT).

Do đó, vào tháng 7 tới đây, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đề xuất cho phép nới lỏng các quy định đối với thực vật được chọn tạo thông qua kỹ thuật gene mới.

Đây là sự kết hợp của các công cụ chỉnh sửa gene làm thay đổi cấu trúc di truyền của thực vật mà không cần sử dụng thêm các gene ngoại lai - đây chính là điểm khác biệt với các sinh vật chuyển gene thông thường có chứa DNA từ các loài khác.

Bà Stella Kyriakides - Ủy viên Y tế của EU, cho biết: Thực vật được sản xuất bằng kỹ thuật gene mới có thể "hỗ trợ phát triển bền vững” và cho rằng, các đề xuất này "là dấu hiệu mạnh mẽ cho nông dân, các nhà nghiên cứu và ngành công nghiệp rằng đây là con đường phía trước của EU".

Các nước Châu Âu thay đổi cách nhìn về cây biến đổi gene

Cũng theo Croplife Việt Nam, một số quốc gia chịu thiệt hại lớn về nông nghiệp do biến đổi khí hậu như Pháp, Ý, Đức hay Tây Ban Nha ủng hộ việc thay đổi các quy tắc. Trong đó, Pháp và Italy cũng có những bước tiến đáng kể trong khi chờ đợi bộ luật mới của EU.

Tại Pháp, Hội đồng Chính phủ thông qua ý kiến về cây trồng chỉnh sửa gene. Trước đó, từ tháng 4.2023, ông Marc Fesneau - Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp cho rằng, cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học để nhanh chóng tạo ra những giống cây trồng có khả năng chống chịu bệnh, giúp Châu Âu có thêm công cụ đối phó với biến đổi khí hậu.

Cuối tháng 5 vừa qua, Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường (CESE) đã thông qua ý kiến về những kỳ vọng và thách thức của xã hội liên quan đến các kỹ thuật gene mới trong phiên họp toàn thể, qua đó khuyến nghị chính phủ Pháp ưu tiên các loại cây trồng chỉnh sửa gene mang lại lợi ích bền vững và mở đường cho việc thiết lập khung pháp lý trong tương lai. Ý kiến này đã được thông qua với 80 phiếu thuận, 19 phiếu chống và 25 phiếu trắng.

Italy cũng đã cho phép khảo nghiệm đồng ruộng đối với cây trồng chỉnh sửa gene. Cuối tháng 5.2023, Uỷ ban Nông nghiệp và Môi trường Thượng viện Italy đã phê duyệt sửa đổi cho phép tiến hành các thử nghiệm đồng ruộng đối với một số cây trồng ứng dụng về công nghệ tiến hoá hỗ trợ, trong đó có cây trồng tạo ra bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene.

Đây là một bước tiến quan trọng để công nghệ này hỗ trợ nước này sản xuất nông nghiệp bền vững, giảm tác động lên môi trường, và tối ưu hóa việc sử dụng nước và hóa chất.

Đức và Tây Ban Nha cũng ủng hộ việc đưa ra các quy định mới cho cây trồng chỉnh sửa gene. Bà Bettina Stark-Watzinger - Bộ trưởng Nghiên cứu Liên bang Đức cho rằng, luật hiện hành về kỹ thuật di truyền ở Đức và Châu Âu đã lỗi thời.

“Chúng tôi nhìn thấy một cơ hội lớn trong các kỹ thuật nhân giống mới giúp chọn tạo giống cây trồng một cách hiệu quả, có mục đích và an toàn. Chúng ta có thể sử dụng chúng để chống lại nạn đói trên thế giới” - Bettina Stark-Watzinger nêu ý kiến.

Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Julia Kloeckner cũng hoan nghênh việc hiện đại hóa khuôn khổ pháp lý cho chỉnh sửa gene.

Phát biểu tại cuộc họp của các Bộ trưởng Nông nghiệp các quốc gia thành viên EU vào tháng 9.2022, ông Luis Planas - Bộ trưởng Nông nghiệp Tây Ban Nha đã tham gia câu lạc bộ những người ủng hộ chỉnh sửa gene và ca ngợi các kỹ thuật này như một “công cụ tuyệt vời để tạo ra hạt giống cần ít nước và phân bón hơn và có khả năng chống chọi với khí hậu tốt hơn”.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc phê duyệt cây trồng chỉnh sửa gen đầu tiên

Thanh Hà |

Trung Quốc phê duyệt tính an toàn của đậu tương chỉnh sửa gen. Đây là lần đầu tiên nước này phê duyệt công nghệ chỉnh sửa gen với một loại cây trồng.

Phát triển công nghệ chỉnh sửa gene người giữa những ồn ào chỉ trích

Thảo Phương |

Sau ồn ào liên quan nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê, công nghệ chỉnh sửa gene người vẫn tiếp tục được coi là bước ngoặt phát triển của y khoa.

Hé lộ cuộc sống của những em bé chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới

Song Minh |

Theo nhà khoa học Trung Quốc chỉnh sửa gene người Hạ Kiến Khuê, những em bé chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới do ông tạo ra hiện đang sống hạnh phúc với cha mẹ.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.