Giỏ trái cây nguyên vẹn ở thành phố Ai Cập huyền thoại chìm dưới đáy biển

Hải Anh |

Những giỏ đan đựng hoa quả tồn tại từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên cùng hàng trăm đồ tạo tác bằng gốm cổ và báu vật bằng đồng đã được phát hiện trong tàn tích của thành phố chìm huyền thoại Thonis-Heracleion ngoài khơi bờ biển Ai Cập.

Giỏ trái cây cổ vẫn còn nguyên vẹn kể từ khi thành phố biến mất dưới nước vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, sau đó bị chìm sâu hơn vào thế kỷ 8 sau Công nguyên, sau những thảm họa thiên nhiên trong đó có động đất và sóng thủy triều, theo The Guardian.

Thonis-Heracleion - tên Ai Cập và Hy Lạp của thành phố - là cảng lớn nhất của Ai Cập trên Địa Trung Hải trong nhiều thế kỷ trước khi Alexander Đại đế thành lập Alexandria năm 331 trước Công nguyên.

Nhưng địa điểm rộng lớn ở vịnh Aboukir gần Alexandria đã bị lãng quên cho đến khi được nhà khảo cổ học biển người Pháp Franck Goddio phát hiện lại cách đây hai thập kỷ. Việc phát hiện ra thành phố huyền thoại chìm dưới đáy biển là trong một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất thời gian gần đây.

Những bức tượng khổng lồ trong số báu vật của nền văn minh thịnh vượng đã được tìm thấy tại đây. Một số được trưng bày trong cuộc triển lãm lớn tại Bảo tàng Anh năm 2016.

Nhà khảo cổ học biển Goddio đã rất sửng sốt trước những khám phá mới nhất. Ông chia sẻ với The Guardian rằng, những giỏ trái cây thật sự "đáng kinh ngạc" đã hơn 2.000 năm chưa được đụng đến.

Trong những giỏ trái cây này vẫn chứa đầy doum - quả của cây cọ Châu Phi rất linh thiêng với người Ai Cập cổ đại và những hạt nho.

“Không có gì tác động. Thật là ấn tượng khi nhìn thấy những giỏ trái cây" - ông nói.

Lời giải cho sự nguyên vẹn của những cổ vật này là chúng được đặt trong một căn phòng dưới lòng đất, ông Goddio nói. Ông cho rằng, điều này có thể mang một ý nghĩa nào đó.

Các giỏ trái cây được phát hiện ở khu vực mà Goddio và nhóm các nhà khảo cổ học tìm thấy một gò cao khoảng 60m, rộng 8m và những lễ vật xa hoa của người Hy Lạp.

Chúng có niên đại từ đầu thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên khi các thương nhân và lính đánh thuê Hy Lạp sống ở Thonis-Heracleion. Thành phố kiểm soát lối vào Ai Cập ở cửa nhánh Canopic của sông Nile. Người Hy Lạp được phép định cư ở đó vào cuối Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai Cập và xây dựng các khu thánh địa của riêng họ.

Theo các nhà khảo cổ, gò này giống như một đảo có các kênh bao quanh. Ở những kênh này có lượng lớn đồ làm bằng đồng với nhiều tượng thần Osiris - vị thần sinh sản của Ai Cập cổ đại. Ở gò này có nhiều đồ gốm thu nhỏ được phát hiện.

Với những bằng chứng về việc gò bị đốt cháy cho thấy có một nghi lễ đã diễn ra khiến khu vực này dường như bị niêm phong trong hàng trăm năm vì không có đồ tạo tác nào được tìm thấy từ cuối thế kỷ thứ 4, mặc dù thành phố đã tồn tại vài trăm năm.

Ông hy vọng sẽ tìm thấy câu trả lời trong một số báu vật được phát hiện, trong đó có một ghế sofa gỗ dùng cho các bữa tiệc, một bình Attic lớn và một bùa hộ mệnh bằng vàng.

Cách đó khoảng 350m, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy một tàu Ptolemaic độc nhất vô nhị có chiều dài 25m. Con tàu này có các đặc điểm của xây dựng Ai Cập cổ đại, với thiết kế đáy phẳng thích hợp để điều hướng trên sông Nile và đồng bằng.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Giải mã cơn "cuồng" vàng của các Pharaoh Ai Cập

Ngọc Vân |

Vàng là kim loại được các Pharaoh Ai Cập coi trọng nhất, sử dụng rất nhiều trong cung điện và trang trí lăng mộ.

Phát hiện khảo cổ Ai Cập sửng sốt về Nữ hoàng Cleopatra

Song Minh |

Chữ ký của Nữ hoàng Cleopatra có thể là một trong những phát hiện khảo cổ Ai Cập thú vị nhất trong thời gian gần đây.

Khảo cổ Trung Quốc, Ai Cập vào top phát hiện thú vị nhất 2021

Ngọc Vân |

Khảo cổ Trung Quốc và Ai Cập lọt vào top những phát hiện khảo cổ ngoạn mục năm 2021, theo bình chọn của DW.

Báo chí đang theo xu thế không chỉ phản ánh mà phải cung cấp luận giải và giải pháp

Theo Hồng Sâm/Nhà báo & Công luận |

Báo chí thế giới giờ cũng đi theo xu hướng báo chí xây dựng, báo chí giải pháp, chứ không chạy theo câu khẩu hiệu “ở nơi nào có máu chảy là ở đó có tin” để sản xuất ra những thông tin giật gân như trước”, đó là nhấn mạnh của Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trước thềm Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” (diễn ra ngày 21.9 tới tại Bình Thuận).

Vinafco lãi 2,8 tỉ, chưa bồi thường vụ rơi pin xuống biển

Lục Giang |

Vinafco đang phối hợp cùng các chủ hàng, công ty bảo hiểm và các cơ quan chức năng giải quyết sự cố vụ 37 container rơi xuống biển, trong đó có hơn 10 tấn pin.

Sau bão nhiều ngày, Đại lộ Thăng Long vẫn bị chia cắt

Thiện Nhân |

Sau nhiều ngày, Km số 27 đường gom Đại lộ Thăng Long (đoạn đi qua Thạch Thất, Hà Nội) vẫn trong tình trạng ngập sâu khiến các phương tiện không thể di chuyển.

Đường đi của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Chiều nay 18.9, cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết áp thấp nhiệt đới đang ở trên khu vực quần đảo Hoàng Sa; sắp mạnh lên thành bão.

Uống cà phê, cắt tóc thanh toán trực tiếp vào tài khoản MTTQ Việt Nam

HUYỀN TRANG - LÂM PHÚ |

Phong trào sử dụng tài khoản ngân hàng Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam để khách hàng thanh toán đã lan rộng đến rất nhiều cửa hàng, quán cà phê ở Hà Nội.