Nga tăng nhập xăng từ đồng minh láng giềng thân thiết

Thanh Hà |

Nga tăng nhập khẩu xăng từ quốc gia đồng minh Belarus trong tháng 3 năm nay để giải quyết nguy cơ thiếu hụt xăng dầu tại thị trường nội địa.

Việc Nga phải tăng nhập khẩu xăng từ Belarus được 4 nguồn tin công nghiệp và thương mại tiết lộ với Reuters ngày 27.3.

Nga vốn là nước xuất khẩu ròng nhiên liệu và là nhà cung cấp cho thị trường quốc tế. Tuy nhiên, gián đoạn trong hoạt động lọc dầu trong nước - với một số nhà máy lọc dầu của Nga phải sửa chữa do bị tấn công bằng máy bay không người lái - buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu.

Từ 1.3.2024, Nga cấm xuất khẩu xăng để đảm bảo nhu cầu nhiên liệu của thị trường trong nước sau nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraina vào các nhà máy lọc dầu của Nga từ đầu năm tới nay.

Nga thường ít nhập khẩu nhiên liệu từ Belarus nhưng đã bắt đầu nhập khẩu từ tháng 8-10.2023 sau khi đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu khiến giá xăng tăng nhanh và nước này phải cấm xuất khẩu xăng từ tháng 9.11.2023.

Năm nay, Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus và trong nửa đầu tháng 3, lượng xăng nhập đạt gần 3.000 tấn, nguồn tin của Reuters cho hay.

Trong tháng 2, Nga nhập khẩu 590 tấn xăng từ Belarus trong khi tháng 1 Nga không nhập lô hàng nào.

Hai nguồn tin giấu tên trong ngành cho biết, các cuộc thảo luận về việc nhập khẩu thêm đang diễn ra giữa Chính phủ Nga và các công ty dầu mỏ.

Một nguồn tin trong số này nói rằng, đàm phán đang gặp trở ngại do Belarus ưu tiên xuất khẩu nhiên liệu sang thị trường quốc tế.

Theo một nguồn tin khác, số lượng xăng Nga cần nhập khẩu phụ thuộc vào thời gian sửa chữa các nhà máy lọc dầu.

Các công ty dầu mỏ Nga có thể tăng nguồn cung dầu cho các nhà máy lọc dầu của Belarus để được nhận thêm xăng cho Nga, các nguồn tin trong ngành cho hay.

Belarus thường xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ của nước này qua các cảng Baltic của Nga sang thị trường quốc tế theo thỏa thuận trung chuyển dài hạn giữa các quốc gia.

Belarus có 2 nhà máy lọc dầu - nhà máy lọc dầu Naftan ở Novopolotsk và nhà máy lọc dầu Mozyr.

Mỗi cơ sở có công suất 12 triệu tấn/năm (khoảng 240.000 thùng/ngày), nhưng thường hoạt động với công suất thấp hơn, khoảng 9 triệu tấn/năm (khoảng 180.000 thùng/ngày).

Reuters chỉ ra, không rõ Belarus có thể tăng sản lượng tới mức nào và các nguồn tin trong ngành lưu ý về những nút thắt kỹ thuật.

Hiện Rosneft, Lukoil, Tatneft và Gazpromneft của Nga là những nhà cung cấp dầu lớn cho Belarus và đang vận hành các trạm xăng ở nước láng giềng.

Các nhà máy lọc dầu ở Belarus chủ yếu dùng dầu của Nga làm nguyên liệu. Trong khi đó, các công ty dầu mỏ của Nga có công ty con ở Belarus cũng mua xăng từ những nhà máy lọc dầu này để cung cấp cho các trạm xăng ở Belarus.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nga cập nhật diễn tiến mới cuộc điều tra vụ Nord Stream

Thanh Hà |

Cuộc điều tra của Nga về vụ nổ Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) năm 2022 đang có diễn tiến mới, Tổng công tố Nga Igor Krasnov cho biết.

Nga lại cấm xuất khẩu xăng

Song Minh |

Nga cấm xuất khẩu xăng trong 6 tháng kể từ ngày 1.3.2024.

Những nước ảnh hưởng nặng nhất khi Nga cấm xuất khẩu xăng dầu

Ngọc Vân |

Nga tạm thời cấm xuất khẩu xăng dầu khiến nhiều nước phải tìm các nguồn cung thay thế.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.