Nỗ lực hồi sinh dự án đường ống dẫn khí đình trệ hàng thập kỷ ở vùng Balkan

Thanh Hà |

Đường ống dẫn khí mới tới Bosnia được Mỹ và châu Âu ủng hộ nhằm cắt nguồn cung từ Nga. Tuy nhiên, dự án bị đình trệ do xung đột giữa các nhóm sắc tộc.

Đường ống dẫn khí này mang khí đốt từ nước láng giềng Croatia - thành viên của NATO và Liên minh châu Âu - tới Bosnia. Đường ống sẽ chỉ dài 160km và tiêu tốn khoảng 110 triệu USD - con số nhỏ so với 15 tỉ USD để xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) nối giữa Nga và Đức.

Dự án một khi hoàn thành sẽ làm giảm mạnh ảnh hưởng của Mátxcơva ở một khu vực nhiều biến động.

Trong khi các nước châu Âu khác đa dạng hóa nguồn cung năng lượng sau khi xung đột Nga - Ukraina nổ ra, Bosnia vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào Nga về khí đốt.

Nếu không có nguồn cung thay thế từ phương Tây, “Bosnia có nguy cơ bị tụt lại phía sau và trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương", James C. O’Brien - trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á - Âu - cho hay.

Ông O’Brien đến thăm thủ đô Sarajevo của Bosnia trong tháng này. Đây là chuyến thăm nằm trong nỗ lực thúc đẩy dự án đường ống dẫn khí nối với Croatia. Ông kêu gọi các chính trị gia Bosnia gác lại bất đồng trong nước.

Đường ống dẫn khí giữa Bosnia và Croatia chỉ tiêu tốn khoảng 110 triệu USD, nhỏ hơn rất nhiều so với Nord Stream. Ảnh: Xinhua
Đường ống dẫn khí giữa Bosnia và Croatia chỉ tiêu tốn khoảng 110 triệu USD, nhỏ hơn rất nhiều so với Nord Stream. Ảnh: Xinhua

Nguồn năng lượng chính của Bosnia là thủy điện và than sẵn có. Khí đốt Nga chỉ chiếm chưa đến 5% tổng năng lượng của cả nước nhưng lại cung cấp cho một nhà máy nhôm lớn và cho các nhà máy sưởi giúp Sarajevo ấm áp vào mùa đông.

Cộng hòa Bosnia và Herzegovina gồm các vùng lãnh thổ của người Bosnia theo đạo Hồi, người Serb theo đạo Cơ đốc chính thống và người Croat theo Công giáo La Mã, gặp khủng hoảng liên tiếp kể từ năm 1995.

Thỏa thuận hòa bình nhằm ngăn chặn cuộc chiến cướp đi sinh mạng của 100.000 người vào đầu những năm 1990. Đất nước này được chia thành 2 “thực thể” tự trị: Liên bang Hồi giáo - Croat và một khu vực chủ yếu của người Serb là Republika Srpska.

Republika Srpska do Milorad Dodik - một người theo chủ nghĩa dân tộc Serb lãnh đạo, đã nhiều lần đe dọa ly khai. Ông Dodik thường xuyên thăm Nga, lần gần đây nhất là gặp Tổng thống Vladimir Putin một tuần trước để thúc đẩy một dự án đường ống riêng nhằm tăng nguồn cung khí đốt từ Nga.

Republika Srpska có công ty khí đốt riêng, Gas-Res do người Serb kiểm soát và một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Nga, phụ thuộc vào dầu thô Nga.

Trong khi đó, lãnh đạo người Croat ở Bosnia, Dragan Covic, bày tỏ sự ủng hộ đường ống dẫn khí mà phương Tây đề xuất. Tuy nhiên, ông muốn đường ống dẫn khí này được đặt dưới sự kiểm soát của một công ty do người Croat điều hành thay vì nhà vận hành đường ống dẫn khí đốt hiện có BH Gas đặt tại Sarajevo và do người Bosnia điều hành. Công ty mà ông Covic muốn thành lập sẽ có trụ sở tại thành phố Mostar của Bosnia, nơi có sự pha trộn sắc tộc.

Tranh cãi xoay quanh đường ống dẫn khí ở Bosnia khiến Mỹ phải can thiệp thẳng thắn. Ngoại trưởng Antony Blinken gửi thư tới Ngoại trưởng Bosnia và Croatia, trong đó cáo buộc ông Covic cản trở “một dự án quan trọng”. Ông Blinken nói thêm, điều này có thể ảnh hưởng tới triển vọng của Bosnia về việc gia nhập EU.

Về phần mình, ông Covic cho biết chỉ muốn bảo vệ lợi ích chính đáng của Croat chứ không cản trở con đường gia nhập EU của Bosnia.

Ý tưởng xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ nước láng giềng Croatia đã có gần 15 năm, kể từ khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt qua Ukraina đến vùng Balkan vào năm 2009 và khiến Sarajevo chật vật qua nhiều ngày thời tiết dưới 0 độ.

Almir Becarevic, người điều hành BH Gas vào thời điểm đó cùng nhiều người khác bắt đầu vận động hành lang cho một đường ống dẫn khí từ Croatia tới Bosnia nhằm chấm dứt sự độc quyền của Nga nhưng không đạt được nhiều tiến triển. “Nhưng cuộc chiến ở Ukraina đã thay đổi mọi thứ. Tình hình bây giờ đã thay đổi 100%” - ông nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đường ống dẫn khí Nga - Trung Quốc có diễn tiến mới

Thanh Hà |

Nga và Kazakhstan đạt kết quả tích cực trong đàm phán xây dựng đường ống dẫn khí đốt sang Trung Quốc, AKIpress đưa tin ngày 22.2.

Chính khách Bosnia phản hồi Mỹ về đường ống dẫn khí chiến lược ở châu Âu

Thanh Hà |

Lãnh đạo đảng người Croat ở Bosnia, ông Dragan Covic, đã bác bỏ những lời chỉ trích từ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken về việc cản trở dự án xây dựng đường ống dẫn khí của Bosnia với Croatia.

Mỹ can thiệp xử lý tranh chấp đường ống dẫn khí quan trọng ở châu Âu

Thanh Hà |

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi các nhà lập pháp người Croat ở Bosnia ngừng trì hoãn luật xây đường ống dẫn khí đốt với Croatia.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.