Nữ bệnh nhân HIV được chữa khỏi nhờ phương pháp mới

Thanh Hà |

Một phụ nữ chữa khỏi HIV nhờ dùng phương pháp mới, trở thành người thứ 3 trên thế giới được điều trị khỏi căn bệnh thế kỷ.

Một phụ nữ lai dường như là người thứ ba được chữa khỏi HIV bằng phương pháp cấy ghép mới liên quan đến máu dây rốn, mở ra khả năng chữa khỏi cho nhiều người thuộc các chủng tộc khác nhau so với trước đây, các nhà khoa học công bố ngày 15.2.

Máu dây rốn được cung cấp rộng rãi hơn so với tế bào gốc trưởng thành dùng trong các ca cấy ghép tủy xương đã chữa khỏi bệnh cho 2 bệnh nhân HIV trước đó và nó không cần liên hệ huyết thống gần với người nhận.

Bệnh nhân HIV được chữa khỏi mới nhất cũng bị ung thư máu, đã nhận được máu dây rốn để điều trị ung thư. Máu dây rốn này được một người hiến tặng phù hợp một phần thay vì thông lệ điển hình là tìm người hiến tặng tủy xương có cùng chủng tộc và dân tộc với bệnh nhân. Bệnh nhân cũng nhận được máu từ một người thân để có khả năng miễn dịch tạm thời trong quá trình cấy ghép.

Các nhà khoa đã trình bày một số chi tiết của bệnh nhân HIV mới nhất được chữa khỏi tại Hội nghị về Retrovirus và Nhiễm trùng Cơ hội ở Denver, Mỹ.

New York Times cho hay, giới tính và chủng tộc của bệnh nhân HIV mới được chữa khỏi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển phương pháp chữa trị HIV.

Nhiễm HIV được cho là tiến triển ở phụ nữ khác với nam giới. Dù phụ nữ chiếm hơn một nửa số ca HIV trên thế giới nhưng chỉ chiếm 11% số người tham gia thử nghiệm chữa bệnh.

Các loại thuốc kháng virus mạnh mẽ có thể kiểm soát HIV nhưng phương pháp chữa trị là chìa khóa để chấm dứt căn bệnh này. Trên toàn thế giới, gần 38 triệu người đang sống chung với HIV và khoảng 73% trong số này đang được điều trị.

Ghép tủy xương để điều trị HIV không phải là lựa chọn thực tế đối với hầu hết bệnh nhân. Việc cấy ghép như vậy có tính xâm lấn và rủi ro cao, vì vậy thường chỉ được cung cấp cho những người bị ung thư đã hết các lựa chọn khác.

Trước đó, chỉ có 2 bệnh nhân HIV được chữa khỏi đầu tiên đều là nam giới. “Bệnh nhân Berlin” Timothy Ray Brown không còn bị nhiễm HIV trong suốt 12 năm cuối đời cho tới khi qua đời năm 2020 vì bệnh ung thư. Năm 2019, một bệnh nhân khác là Adam Castillejo, được báo cáo là đã chữa khỏi HIV.

Cả 2 bệnh nhân này đều được cấy ghép tủy xương từ những người hiến tặng mang đột biến ngăn chặn HIV. Đột biến hiếm có này chỉ được xác định ở khoảng 20.000 người hiến tặng, hầu hết là người gốc Bắc Âu.

Sau các ca cấy ghép tủy xương, cả 2 người đàn ông đều phải chịu các tác dụng phụ nặng nề. Brown suýt chết sau ca cấy ghép. Castillejo bớt căng thẳng hơn nhưng bị sút khoảng 30kg, mất thính giác và trải qua nhiều lần nhiễm trùng.

Ngược lại, nữ bệnh nhân HIV trong trường hợp được chữa khỏi mới nhất xuất viện trong ngày thứ 17 sau khi cấy ghép và không gặp biến chứng hậu cấy ghép, Tiến sĩ JingMei Hsu, bác sĩ của bệnh nhân tại Weill Cornell Medicine, New York, Mỹ, cho biết. Theo Tiến sĩ Hsu, sự kết hợp giữa máu dây rốn và tế bào của người thân đã giúp bệnh nhân tránh được nhiều tác dụng phụ như trong một ca cấy ghép tủy xương điển hình.

Người phụ nữ vừa được chữa khỏi HIV hiện đã bước qua tuổi trung niên và không muốn tiết lộ thông tin cụ thể do lo ngại về quyền riêng tư. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm HIV vào tháng 6.2013. Thuốc kháng virus giữ cho nồng độ virus của bệnh nhân ở mức thấp. Tháng 3.2017, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy.

Vào tháng 8 cùng năm, bệnh nhân HIV này nhận được máu cuống rốn từ một người hiến tặng có đột biến ngăn chặn sự xâm nhập của HIV vào tế bào. Nhưng có thể mất khoảng 6 tuần để tế bào máu cuống rốn kết hợp, vì vậy bệnh nhân cũng đã được cung cấp tế bào gốc tạo máu phù hợp một phần từ một người họ hàng cấp một.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Biến thể mới của virus HIV được phát hiện ở Hà Lan

Anh Vũ |

Một biến thể mới với độc lực cao của virus HIV đã được các nhà nghiên cứu của đại học Oxford tìm ra tại Hà Lan.

Phát hiện bệnh nhân HIV mắc COVID-19 phát triển 21 đột biến

Hải Anh |

Một phụ nữ Nam Phi bị HIV được điều trị không đầy đủ đã nuôi dưỡng COVID-19 trong cơ thể trong 9 tháng và ghi nhận virus phát triển ít nhất 21 đột biến.

Đặc ân của những người tự chữa khỏi HIV

Thanh Hà |

Một phụ nữ ở Argentina đã trở thành bệnh nhân HIV thứ hai được ghi nhận có hệ thống miễn dịch tự chữa khỏi HIV.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.