Nước thành viên đề nghị ngân hàng BRICS giảm USD, tăng giao dịch nội tệ

Thanh Hà |

Ngân hàng Phát triển mới (NDB) - do nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS thành lập - cần tăng huy động vốn và cho vay bằng đồng nội tệ trong bối cảnh phương tây trừng phạt cổ đông sáng lập Nga, Bộ trưởng Tài chính Nam Phi Enoch Godongwana chia sẻ với Reuters.

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Nam Phi chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS tại Johannesburg vào cuối tháng này.

Theo Bộ trưởng Tài chính Enoch Godongwana, tăng cường sử dụng đồng nội tệ giữa các thành viên NDB sẽ nằm trong chương trình nghị sự hội nghị thượng đỉnh BRICS, việc tăng cường sử dụng đồng nội tệ giữa các thành viên NDB nhằm giảm tác động của biến động ngoại hối chứ không phải vì phi USD hoá.

"Hầu hết quốc gia là thành viên của NDB khuyến khích ngân hàng cung cấp các khoản vay bằng đồng nội tệ. Ngân hàng chưa làm nhiều như các thành viên yêu cầu nhưng đó là định hướng chiến lược mà chúng tôi đang thúc đẩy ngân hàng" - Bộ trưởng Enoch Godongwana chia sẻ với Reuters.

Ngân hàng Phát triển mới (NDB) có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ngân hàng được Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi thành lập năm 2014 với mục đích cung cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững. Ngân hàng chính thức mở cửa hoạt động năm 2015 và sau đó có các nước Bangladesh, UAE, Ai Cập và Uruguay. Saudi Arabia cũng đang đàm phán để trở thành thành viên của ngân hàng.

Giám đốc tài chính của NDB Leslie Maasdorp cho biết, ngân hàng đặt mục tiêu tăng tỉ lệ cho vay bằng đồng nội tệ từ khoảng 22% lên 30% vào năm 2026. Tuy nhiên, ông lưu ý, có những giới hạn trong việc phi USD hoá.

“Đồng tiền hoạt động của ngân hàng là USD vì một lý do rất cụ thể: USD có khả năng thanh khoản lớn nhất" - Maasdorp giải thích.

Ông nói thêm, ngân hàng NDB sẽ phản hồi nhanh với các thành viên và sẽ quyết định kết hợp các loại tiền tệ mà ngân hàng sử dụng dựa trên nhu cầu của họ.

Theo thông tin mà NDB công bố hồi tháng 4, tới nay, ngân hàng này đã phê duyệt khoản vay tương đương hơn 30 tỉ USD, với 2/3 khoản vay này bằng đồng USD.

Các nhà phân tích cho rằng, những biện pháp trừng phạt mà Mỹ và phương Tây áp đặt với Nga củng cố nhu cầu tăng cường huy động vốn bằng các loại tiền nội tệ của NDB và huy động vốn từ các thành viên mới, điều này có thể giúp ngân hàng giảm sự phụ thuộc vào thị trường vốn của Mỹ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Người Nga ồ ạt bán USD và euro

Khánh Minh |

Gần nửa tỉ USD và euro đã được chuyển đổi thành đồng rúp Nga trong tháng 7.

Trung Quốc ký hợp đồng hàng tỉ USD xây thủy điện ở nước láng giềng

Khánh Minh |

Chính phủ Kyrgyzstan đã ký thỏa thuận với các công ty Trung Quốc để xây dựng 4 nhà máy thủy điện với giá trị đầu tư từ 2,4-3 tỉ USD.

Thêm một quốc gia Nam Mỹ tránh xa đồng USD

Khánh Minh |

Bolivia là quốc gia mới nhất ở Nam Mỹ từ bỏ đồng USD để giao dịch bằng đồng nhân dân tệ và đồng rúp.

Giãn nợ, giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất

Tuyết Lan - Kim Khánh |

Nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão số 3, ngành ngân hàng đã có nhiều chính sách như giảm lãi suất vay, giãn - hoãn nợ, để thể hiện trách nhiệm chia sẻ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi.

Công đoàn hỗ trợ hàng trăm lao động thắng kiện

Tường Minh |

Được 62 lao động ủy quyền, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng khởi kiện và thắng kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh. Vụ việc đã mang đến sự tự tin hơn cho tổ chức Công đoàn trong nỗ lực đồng hành, bảo vệ người lao động.

Lúa ngã rạp do mưa bão, nông dân lãi vẫn to

VÂN HI |

Dù bị ảnh hưởng bởi mưa bão, thế nhưng sau khi thu hoạch vụ lúa Hè thu 2024 nông dân Hậu Giang vẫn có lãi to nhờ giá lúa cao.

Trái phiếu bất động sản vẫn chiếm tỉ lệ chậm trả nợ cao

Bảo Chương |

Trong vòng 12 tháng tới, ước tính có khoảng hơn 245.000 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn có nguy cơ chậm trả nợ gốc, phần lớn là của ngành bất động sản.

Vờ mua vàng rồi mang vàng bỏ chạy, tên cướp bị bắt sau 3 giờ

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Tên cướp đến tiệm vàng giả vờ mua vàng rồi mang theo vàng bỏ chạy. Công an đã bắt giữ đối tượng sau 3 giờ truy xét.