Phát hiện sửng sốt trong mộ cổ thời Công nguyên ở Trung Quốc

Khánh Minh |

Phát hiện khảo cổ mới trong mộ cổ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, khiến giới khảo cổ ngỡ ngàng.

Bí ẩn về di chỉ khảo cổ ở Bộc Dương, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, vừa được khai quật mới đây tiết lộ rằng, nơi đây từng là một thành phố cổ của Trung Quốc có tên là "Gan" từ thời Chiến quốc (475-221 trước Công nguyên) đến thời nhà Hán (206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên).

Hoàn cầu Thời báo đưa tin, tàn tích cổ xưa được chia thành hai phần bởi một bức tường lớn. Hơn 40 ngôi mộ cổ đã được phát hiện. Có chung thiết kế dài và hẹp, những ngôi mộ này chứa rất nhiều di vật an táng như gương đồng, đồ gốm và cả quân cờ.

Nhà khảo cổ học Qu Fulin nhận định, dựa trên cấu trúc dài và hẹp của các ngôi mộ cũng như các di vật bằng gốm và đồng phong phú, chúng “rất có thể được xây dựng từ thời nhà Hán, đặc biệt là thời Tây Hán (206 trước Công nguyên đến năm 25 sau Công nguyên)”.

Qu nói với Hoàn cầu Thời báo: “Việc phát hiện ra những quân cờ cũng rất thú vị. Chúng phản ánh cuộc sống nhàn hạ của người Trung Quốc cổ đại cũng như địa vị xã hội và lối sống của chủ nhân ngôi mộ”.

Tổng cộng có 10 mảnh xương, là di vật hiếm nhất và gây sửng sốt nhất trong số các di vật được phát hiện tại địa điểm này. Mỗi mảnh đều được khắc hệ thống cổ xưa của Trung Quốc được gọi là 10 can (heavenly stem) và 12 chi (earthly Branch), hay "thiên can địa chi", "thập can thập nhị chi". Dấu tích sơn chu sa được tìm thấy trên bề mặt của những mảnh xương này.

Xiong Gang - chuyên gia về văn hóa dân gian Trung Quốc - cho rằng, do tính chất quý giá của xương nên những vật này khó có thể được sử dụng làm lịch mặc dù có sự hiện diện của thiên can địa chi - chủ yếu gắn liền với lịch thiên văn cổ đại của Trung Quốc.

Xiong nhấn mạnh, những mảnh xương đó rất có thể là vật được sử dụng cho “hoạt động bói toán” và “nghi lễ hiến tế cổ xưa”. Ông cũng nói thêm, những mảnh xương đó "thường là xương của động vật như bò" và chúng rất tiêu biểu cho văn hóa thời Tây Hán.

Sau khi khai quật di chỉ khảo cổ, lịch sử của thành phố Gan cũng được hé lộ. Đó là một chế độ cổ xưa từng là một nước chư hầu từ thời Tây Chu. Tương tự, một thành phố cổ khác tên là "Qi" từ thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên) cũng được thành lập ở Bộc Dương.

Dự án khai quật do Viện Di sản Văn hóa và Khảo cổ học tỉnh Hà Nam thực hiện. Nhà nghiên cứu Li Yipi của viện cho biết, phát hiện mới góp phần vào cuộc điều tra khảo cổ học về lịch sử của Bộc Dương trong tương lai.

Nhà khảo cổ Trung Quốc Qu Fulin nói với Hoàn cầu Thời báo: “Thành phố cổ được phát hiện cũng làm sáng tỏ các nghiên cứu về hệ thống xây dựng và quy hoạch đô thị của nhà Hán”.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Mộ cổ 1.700 năm của gia tộc ở Trung Quốc chứa đầy cổ vật quý

Thanh Hà |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy 3 mộ cổ cao cấp tại địa điểm xây dựng một trạm bơm ở huyện Mạnh Tân, tỉnh Hà Nam.

Trung Quốc phát hiện cụm mộ cổ hơn 2.000 năm từ thời Chiến Quốc

Thanh Hà |

Hàng chục mộ cổ có niên đại từ 2300 đến 2200 năm, tức cuối thời Chiến Quốc, được phát hiện ở Nội Mông, Trung Quốc.

Phát hiện ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng di vật 2.000 năm còn nguyên vẹn

Song Minh |

Tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, một loạt di vật được bảo quản nguyên vẹn vừa được khai quật.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.