“Do trình độ văn hoá, ứng xử trong bóng đá của chúng ta kém”

HOÀI ĐAN (thực hiện) |

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vẫn chưa có kết luận về việc đội U.15 Hà Nội gửi đơn khiếu nại về sự việc cầu thủ Vũ Tiến Long bị HLV Lê Hồng Minh của U.15 Thanh Hoá dọa “cắt gân”. Sự việc này đã thu hút sự chú ý cũng như gây tranh cãi, làm ảnh hưởng đến hình ảnh bóng đá Việt Nam, vốn đã bị ác cảm vì sự xấu xí và đạo đức sân cỏ. Theo chuyên gia bóng đá Lê Thuỵ Hải, nguyên nhân nằm ở nhận thức, trình độ văn hoá, ứng xử của HLV kém.

 Ông đánh giá ra sao về sự việc HLV U.15 Hà Nội tố cáo HLV Thanh Hoá doạ “cắt gân” cầu thủ U.15 Hà Nội?

- Nếu nội dung tố cáo là thật thì phải nói thế này, không có người thầy nào lại nói năng, hành xử như thế cả. Đã là thầy thì phải xứng đáng là thầy. Người thầy không chỉ là người dạy trò về mặt chuyên môn mà còn dạy văn hoá ứng xử trong cuộc sống, nhất là với những cầu thủ trẻ.

Tất nhiên, chúng ta đã phải suy xét thêm nguồn gốc sâu xa là cầu thủ (Vũ Tiến Long - PV) và HLV (Lê Hồng Minh - PV) đó đều là người Thanh Hoá, liệu có mâu thuẫn hay khúc mắc gì trước đó không, hoặc những câu chuyện liên quan giữa hai đội, giữa các thành viên Ban huấn luyện với nhau… Thế nhưng dù gì, đã là người thầy thì không bao giờ được phép nói năng như thế. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý các cầu thủ trẻ, không chỉ của U.15 Hà Nội mà cả với U.15 Thanh Hoá. Nếu ông thầy đó cứ tiếp tục tái diễn thì đi làm nghề rất khó.

 Theo ông, những lùm xùm ở cấp độ giải trẻ đến chuyên nghiệp xảy ra liên tiếp trong thời gian vừa qua nói lên thực trạng gì của bóng đá Việt Nam?

- Theo tôi, tất cả xuất phát từ tâm lý cay cú ăn thua quá. Đó là nguồn gốc của mọi vấn đề. Thực ra, các HLV bị áp lực, cái tôi cũng lớn. Làm nghề nên tôi hiểu, áp lực khi làm đội trẻ, các HLV dễ mất việc và ở lứa tuổi các HLV trẻ mà không có công việc thì rất khó khăn, cần phải cảm thông điều này. Cách phát ngôn, ứng xử như vậy thì không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, bên cạnh áp lực công việc thì chúng ta cần phải nói đến nền tảng của bóng đá Việt Nam, nhất là các lãnh đạo làm bóng đá, ít người nói chuyện nghe được lắm. Tôi ở trong nghề nên hiểu, không phải ai cũng nói năng, ứng xử có văn hoá.

Tôi rất buồn khi theo dõi tivi, không nhiều người làm trong lĩnh vực bóng đá phát ngôn trên đó. Ngay cả các giải thưởng lớn, khi phỏng vấn các cầu thủ, các em ấy có trả lời được đâu, nói năng lộn xộn và không hề chứng tỏ được khả năng, trình độ hay việc được học hành.

Ở bóng đá Việt Nam, cách mà những người tham gia cuộc chơi ứng xử, đối xử với nhau nhiều thứ rất dở. Ngay cả việc HLV đội bóng này đối xử với đội khác cũng rất chán, do vậy mà quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau xa cách, không thể hiện sự tôn trọng nghề nghiệp. Đấy là chưa kể trong mối quan hệ với trọng tài, Ban tổ chức và khán giả…

Có một thực tế, những người làm bóng đá và lãnh đạo đội bóng luôn lựa chọn HLV chỉ dựa vào chuyên môn mà không để ý đến những yếu tố khác. Và văn hóa bóng đá của chúng ta lâu nay không được coi trọng, đề cao.

 Những tranh cãi, sự cố, rồi cái nhìn tiêu cực với giới bóng đá nội, ... - với tư cách một người đứng ngoài, ông sẽ chia sẻ điều gì?

- Tôi cho rằng chúng ta cần xem xét cuộc sống, quan hệ và các vấn đề để tìm nguồn gốc sâu xa trước khi xảy ra những câu chuyện không hay của bóng đá. Với bóng đá Việt, có nhiều thứ đúng là chúng ta phải tự xem xét lại.

Tôi nói thẳng thế này, mọi người đừng khó chịu, rằng tại sao khi còn là HLV tôi đòi lương cao, đòi phí chuyển nhượng cho mình cũng như những người làm nghề? Bởi vì tôi quan niệm người ta cần tôi chứ tôi không đi xin việc, và HLV có giá trị của người làm nghề.

Vấn đề cốt lõi ở đây vẫn nằm ở trình độ văn hoá, nhận thức và ứng xử trong bóng đá. Không phải cứ chơi bóng, giải nghệ rồi học và làm thầy là được. Và không phải ai cũng làm thầy được đâu. Phải là con người kinh qua nhiều vấn đề mới chững chạc trong hành động, ứng xử.                                                                                                            

HOÀI ĐAN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.

Xem xét lại cơ chế đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Việc đẩy giá đất đấu giá lên cao rồi bỏ cọc sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, phải xem xét lại cơ chế đấu giá đất.