V.League và những lần “thay tên đổi họ”

TAM NGUYÊN |

Hơn 2 thập kỷ của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam chứng kiến rất nhiều lượt đổi tên, từ giải đấu cho đến các câu lạc bộ.

V.League và 11 cái tên

Bóng đá Việt Nam lên chuyên nghiệp từ mùa giải 2000-2001, mở ra nhiều hy vọng cho sự phát triển mạnh mẽ của bóng đá nội, góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của đội tuyển quốc gia trong những bước tham vọng vươn ra khu vực Đông Nam Á, châu Á cũng như thế giới.

Tuy vậy, đến thời điểm này, sau hơn 2 thập kỷ đã đi qua, yếu tố “chuyên nghiệp” trong quá trình vận hành của bóng đá Việt Nam bị đánh giá ở mức rất thấp, trong đó có chuyện thay đổi tên.

Từ giải đấu cho đến các câu lạc bộ, rất nhiều lần thay đổi mà kể ra thì mỗi lần đổi là một câu chuyện riêng, nhưng chung quy thì vẫn xoay quanh chuyện tài chính.

Giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam bắt đầu hành trình chuyên nghiệp với tên gọi Strata V. League, khi công ty tiếp thị thể thao bỏ ra 500.000 USD để đầu tư (cả Cúp Quốc gia). Đó là một số tiền lớn vào thời điểm đó, nhưng cái tên chỉ tồn tại được 2 mùa.

Năm 2023, giải được đổi sang Sting V.League (2003), nhưng đội vô địch chỉ nhận được 500 triệu tiền thưởng là lý do khiến sự tồn tại của cái tên chỉ đúng 1 mùa. Sự xuất hiện của Kinh Đô V.League vào năm 2004 mang lại hứa hẹn với lời hứa tài trợ độc quyền trong 3 năm, nhưng rốt cuộc cũng không thành. Vậy nên, trong 2 năm tiếp theo, giải đấu lần lượt mang tên Number One V.League, Euro Window V. League mà cũng chỉ kéo dài hơn 1 năm.

Có 2 giai đoạn tên giải đấu được giữ trong 4 mùa giải là 2007-2010 và 2011-2014. Đó là nhờ sự xuất hiện của Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam - để giải mang tên Petro Việt Nam Gas V.League, và Ngân hàng Eximbank - giải mang tên Eximbank V.League.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, sự xuất hiện của Eximbank có phần lớn vai trò của của cố Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng - người cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank và là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF.

Trong những năm tiếp theo, giải đấu cao nhất của Việt Nam lần lượt có tên Toyota V.League (2015-2017), Nuti Cafe V.League (2018), Wake-Up 247 V.League 1 (2019-2021), trước khi Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum chính thức tài trợ cho V.League từ năm 2022 với tên gọi mới là Night Wolf V.League 1.

Các câu lạc bộ và số lần không kể xiết

Nếu giải đấu phải đổi tên là do phụ thuộc vào nhà tài trợ thì với các câu lạc bộ trên thế giới, chuyện đổi tên không nhiều. Nhưng tại Việt Nam, việc các đội bóng đổi tên “nhiều như cơm bữa”. Cũng là nhiều câu chuyện, nhiều lý do, nhiều hoàn cảnh, từ việc bị xóa sổ, không còn khả năng hoạt động, xuống hạng, cho đến chuyển giao, mua lại.

Kể ra thì rất nhiều, nhưng cũng nhắc lại một vài cái tên đáng chú ý trong quá trình thay tên, đổi họ như LG.ACB Hà Nội, Sơn Đồng Tâm Long An, Xi măng Vinakansai Ninh Bình, Xi măng The Vissai Ninh Bình, Navibank Sài Gòn, Xi măng Xuân Thành Hà Tĩnh, Hòa Phát Hà Nội, Hà Nội ACB, Vicem Hải Phòng, Khatoco Khánh Hòa…

Ngay trong mùa giải 2023-2024 đang diễn ra, 3 câu lạc bộ đã được chấp thuận đổi tên là Thể Công Viettel, LP Bank Hoàng Anh Gia Lai và MerryLand Quy Nhơn Bình Định, cho dù trong Điều lệ của VFF có ghi rõ “không chấp nhận chuyển đổi trong khi mùa giải đang diễn ra”.

Vậy mới dẫn đến chuyện “ngoại lệ”, nhưng khía cạnh này đề cập đến trong bài viết khác. Còn ở đây, dễ nhận thấy là chuyện đổi tên của các câu lạc bộ không khác gì ban tổ chức giải, cũng vì lý do tài chính khi bóng đá Việt Nam không đủ các yếu tố để “tự nuôi sống mình”.

Việc đổi tên thường xuyên có mang đến ảnh hưởng gì không? Dĩ nhiên là có và dù có cố tìm các lý do để nói ảnh hưởng đó là không nhiều, người ta vẫn thấy ở bóng đá Việt Nam tính không bền vững.

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Bóng đá Việt Nam đã bộc lộ hết tiềm năng ở chu kì mới

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn cho rằng, đội tuyển Việt Nam đã cho thấy nhiều điểm tích cực dù nhận thất bại trước đội tuyển Iraq.

Bóng đá Việt Nam đánh mất mình từ sân chơi lớn

TAM NGUYÊN |

Đang có một vấn đề rất đáng phải suy nghĩ với bóng đá thời gian gần đây, từ đội tuyển nam, đội tuyển nữ cho đến cấp câu lạc bộ. Đó là chuyện bước ra sân chơi lớn rồi trở về và không còn là chính mình.

Mục tiêu của bóng đá Việt Nam trong năm 2024

AN NGUYÊN |

Ban chấp hành Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) thống nhất tập trung thực hiện 18 mục tiêu cụ thể trong năm 2024.

Một nhà hàng ở Yên Bái bị tố chặt chém đoàn từ thiện bão lũ

Trần Bùi |

Một nhà hàng trên địa bàn TP Yên Bái bị đoàn khách từ thiện tố "chặt chém" khi thu hóa đơn tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người.

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay

ĐÌNH TRỌNG |

Cơ quan chức năng tại tỉnh Bình Dương cho biết, sáng nay (19.9), bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sau khi được xét giảm án.

Bão số 4 chưa vào, cây cối ở Quảng Bình đã bật gốc

CÔNG SÁNG |

Bão số 4 chưa vào, cây cối tại đường Võ Thị Sáu (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đã bật gốc.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Bóng đá Việt Nam đã bộc lộ hết tiềm năng ở chu kì mới

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn cho rằng, đội tuyển Việt Nam đã cho thấy nhiều điểm tích cực dù nhận thất bại trước đội tuyển Iraq.

Bóng đá Việt Nam đánh mất mình từ sân chơi lớn

TAM NGUYÊN |

Đang có một vấn đề rất đáng phải suy nghĩ với bóng đá thời gian gần đây, từ đội tuyển nam, đội tuyển nữ cho đến cấp câu lạc bộ. Đó là chuyện bước ra sân chơi lớn rồi trở về và không còn là chính mình.

Mục tiêu của bóng đá Việt Nam trong năm 2024

AN NGUYÊN |

Ban chấp hành Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) thống nhất tập trung thực hiện 18 mục tiêu cụ thể trong năm 2024.