Bảo vệ môi trường phải đi trước, là nền tảng cho phát triển kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu quan điểm, với mô hình phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp thì vấn đề bảo vệ môi trường phải đi trước, là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển kinh tế hài hoà với tự nhiên.

Chiều 3.7, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu đầy đủ, thiết thực, hiệu quả các ý kiến của uỷ viên phản biện, các bộ, ngành là thành viên hội đồng thẩm định, nhất là trong thu thập, đánh giá số liệu thống kê, phương pháp tiếp cận, xây dựng quy hoạch…

Phó Thủ tướng nêu quan điểm, với mô hình phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp thì vấn đề bảo vệ môi trường phải đi trước, là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển kinh tế hài hoà với tự nhiên.

Vì vậy, Quy hoạch bảo vệ môi trường phải có tư duy, tầm nhìn giúp các ngành kinh tế phát triển, đồng thời phòng, ngừa từ xa đối với những tác động có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

"Quy hoạch bảo vệ môi trường cần giải quyết mối quan hệ với quy hoạch ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội khác theo hướng là mục tiêu, động lực, yêu cầu phát triển.

Nhiều mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường phải được thực hiện trước khi triển khai các dự án kinh tế, xã hội, mặt khác phải đồng bộ, nhịp nhàng với lộ trình quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng đồng tình hướng tiếp cận Quy hoạch bảo vệ môi trường không giới hạn ở biên giới quốc gia, mà theo hệ sinh thái tự nhiên, không gian môi trường như rác thải nhựa đại dương, nạn cháy rừng, đa dạng sinh học…

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP

Về mục tiêu của Quy hoạch bảo vệ môi trường, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ môi trường để phát triển kinh tế theo hướng "thuận thiên" bền vững; cải thiện và phục hồi các khu vực ô nhiễm, suy thoái, nhất là những giá trị, hệ sinh thái cốt lõi của Việt Nam.

Theo đó, Quy hoạch bảo vệ môi trường phải khoanh vùng các khu vực ô nhiễm nghiêm trọng cần ưu tiên xử lý, khắc phục. Có giải pháp tái tạo, phục hồi lại những khu vực có tầm quan trọng, giá trị và ý nghĩa đặc thù đối với hệ sinh thái như rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, đầu nguồn… và đồng thời phát triển các hoạt động kinh tế dựa vào hệ sinh thái, đa dạng sinh học thay vì chỉ "khoanh vùng, bảo tồn nghiêm ngặt".

Định hướng cho các giải pháp kinh tế bền vững khi thực hiện "Net Zero", phát triển năng lượng tái tạo, giao thông vận tải xanh, nước thải tuần hoàn…

"Chuyển đổi cơ bản sang nền kinh tế xanh sẽ giải quyết triệt để vấn đề môi trường", Phó Thủ tướng khẳng định và cho rằng Quy hoạch bảo vệ môi trường phải có các tiêu chí làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép mục tiêu, định hướng bảo vệ, bảo tồn môi trường vào quy hoạch của các ngành kinh tế khác như đất đai, xây dựng, giao thông vận tải… "vừa mở, vừa linh hoạt".

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị Quy hoạch bảo vệ môi trường phải xây dựng luận chứng, tiêu chí xác định các dự án, kế hoạch ưu tiên cho các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, phục hồi môi trường.

Trong đó, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng sinh học hiện có là bộ phận quan trọng nhất, tiếp đến là ưu tiên khắc phục, cải tạo khu vực ô nhiễm môi trường. Cuối cùng là định hướng phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội dựa trên bảo tồn, bảo vệ môi trường.

"Quy hoạch bảo vệ môi trường là công cụ hết sức quan trọng để thực thi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, là nền tảng giúp các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp chuyển đổi kinh tế xanh, tăng trưởng xanh", Phó Thủ tướng nói và nêu rõ "Quy hoạch thể hiện tư duy tiên phong, dẫn dắt phát triển xanh, đầu tư vào tự nhiên, tạo ra những ngành công nghiệp không khói, tạo ra những giá trị mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế".

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị tư vấn nghiên cứu, thu thập, xây dựng, cập nhật dữ liệu về các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học…; tính khả thi của việc xây dựng các cơ sở xử lý chất thải tập trung trong khi đang đẩy mạnh phân loại, xử lý, tái chế rác thải tại nguồn…

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội ra quân đội tự quản 3+ và các đội hình bảo vệ môi trường

Minh Ánh - Minh Huyền |

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới, Thành đoàn Hà Nội ra mắt 4 đội hình: Đội hình bảo đảm trật tự và văn minh đô thị (gọi tắt là đội hình 3+); Đội hình phân loại rác thải nhựa tái chế; Đội hình vệ sinh môi trường, bóc xóa quảng cáo rao vặt; Đội hình tình nguyện bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chiến lược khai thác, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

THEO CHINHPHU.VN |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3.4.2023 phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược).

Môi trường văn hoá tốt đẹp, lành mạnh là bức tường thành vững chắc

Vương Trần |

Theo Trung tướng Trịnh Văn Quyết - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú là bức tường thành vững chắc trước sự tấn công của những yếu tố phi văn hóa, bảo vệ văn hóa dân tộc và nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.