Chính phủ kiến tạo kiên định mục tiêu phục vụ đất nước, nhân dân

Phong Nguyễn |

Đánh giá về nhiệm kỳ 5 năm qua của Chính phủ (2016 - 2021), chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - cho biết, trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ luôn kiên định mục tiêu đã đề ra, tập trung chỉ đạo theo dõi sát tình hình, nhận diện thời cơ, thách thức, chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế và đề ra các đối sách, giải pháp kịp thời, phù hợp.

Kinh tế Việt Nam “cưỡi sóng” tăng tốc

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - cho rằng, điều hành các chính sách vĩ mô đồng bộ, chủ động, linh hoạt. Đặc biệt, trong 5 năm thực hiện nhiệm vụ, Chính phủ và Thủ tướng luôn hành động quyết liệt, kịp thời chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh và trật tự an toàn xã hội, phục hồi kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”. Điều này đã tạo đà cho tăng trưởng kinh tế dù Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức như: Dịch bệnh, xung đột thương mại, biến đổi khí hậu…

Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, với tăng trưởng GDP năm 2020 ở mức 2,91%, Việt Nam là nước duy nhất có tăng trưởng dương trong 6 nền kinh tế lớn tại Đông Nam Á. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%; bình quân 2016-2020 đạt 5,99%, cao hơn 5,91% của giai đoạn 2011-2015, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Năm 2020, quy mô GDP của Việt Nam tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015, đạt trên 340 tỉ USD.

Trong 5 năm qua, Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân đã chung tay tạo ra tổng số khoảng 1.300 tỉ USD giá trị tăng thêm (GDP) và năm 2020 đã vượt lên trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ 4 trong ASEAN, đứng thứ 37 thế giới.

Chính phủ kiến tạo - Chính phủ phục vụ: Không “chỉ tay 5 ngón”

Điều dễ nhận thấy nhất trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua là Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, theo sát các bộ, ban, ngành để mọi chỉ đạo có thể thành kết quả cụ thể ở mức cao nhất, thời gian sớm nhất. Đặc biệt, Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác của Thủ tướng - lần đầu tiên, một mô hình thiết chế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng được thành lập và rốt ráo bắt tay vào hành động.

Sau 5 năm hoạt động, Tổ Công tác đã tiến hành 104 cuộc kiểm tra với 22 bộ, cơ quan ngang bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ, 44 địa phương, 12 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Trong 5 năm qua, Tổ công tác hoàn thành khá toàn diện cả 6 nhiệm vụ được giao trong Quyết định 1642 và 1289, với tinh thần quyết liệt, không ngại va chạm.

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng “không được bắn chỉ thiên”, “cứ nói mà không có giải pháp kiểm tra, kiểm soát, thúc đẩy giải quyết”, các bộ, ban, ngành đã mạnh mẽ cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính… đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa 63% điều kiện kinh doanh, 68% danh mục hàng hóa chuyên ngành, thực hiện “cơ chế một cửa”, “một cửa liên thông” giải quyết nhanh thủ tục, giảm tiêu cực, giảm các chi phí “dưới gậm bàn”, dần cắt bỏ nạn “tham nhũng vặt”…

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai và thực hiện hiệu quả Nghị quyết phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Các nền tảng Chính phủ điện tử được tập trung phát triển, tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia gắn với Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp trên 2.800 dịch vụ trực tuyến của các bộ, ngành và địa phương. Triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng 2030 với mục tiêu Việt Nam vào Top 50 về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và hình thành các doanh nghiệp công nghệ số vươn ra toàn cầu được triển khai bài bản, kịp thời.

Trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) nói rằng, Chính phủ kiến tạo thể hiện quyết liệt loại bỏ rào cản phát triển, luôn lấy lợi ích doanh nghiệp, người dân làm đối tượng phục vụ. Chính phủ đã mạnh dạn cắt giảm rào cản, thúc đẩy khởi nghiệp, cải cách hành chính công, cải thiện năng lực cạnh tranh, đặt trọng tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy đầu tư công, điều hành nhanh nhạy với thị trường và tình huống khẩn cấp.

“Cả hệ thống chính trị và doanh nghiệp cùng vào cuộc, bảo đảm tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tạo được lòng tin bền vững vào thể chế, cải thiện đáng kể hình ảnh và vị thế quốc tế của đất nước. Hình thành được nền tảng phát triển mang tính bứt tốc cho giai đoạn tiếp theo. Sự liêm chính cũng như đồng hành của Chính phủ và doanh nghiệp tạo cảm hứng và động lực phát triển mới” - PGS-TS Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh.

Còn TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế-Tài chính (Học viện Tài chính) cho hay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính phủ kiến tạo là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. “Xét trên khía cạnh này, thời gian qua, Chính phủ đã làm tương đối tốt khi cắt giảm hơn 60% thủ tục hành chính, nhờ đó, Việt Nam thăng hạng nhanh trong bảng xếp hạng kinh doanh toàn cầu (hiện đứng thứ 70 trên 190 quốc gia)” - TS Nguyễn Đức Độ nói.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, trong suốt 5 năm qua, Chính phủ đã quyết liệt thực hiện cải cách hành chính, đổi mới sáng tạo. Và Tổ công tác đã giúp việc cho Thủ tướng rất đắc lực trong việc kiểm tra, sâu sát các nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho các bộ, ban, ngành. Việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chuyển biến rất tích cực, đặc biệt tình trạng nợ đọng được chấn chỉnh. Đến nay, số nhiệm vụ quá hạn chỉ chiếm 1,8%, giảm gần 25% so với thời điểm Tổ công tác thành lập. Cả nhiệm kỳ Chính phủ, số đề án chưa trình chỉ chiếm 0,5%, chỉ bằng 1/4 so với cuối nhiệm kỳ trước.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tinh thần Chính phủ kiến tạo, đổi mới, phát triển của Thủ tướng đã được truyền đạt qua sự quyết tâm và truyền lửa của Tổ công tác. Tổ công tác đã không ngại va chạm, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương để thực hiện những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ trong xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

Đà Nẵng: Vừa phòng dịch COVID-19 vừa khôi phục tăng trưởng kinh tế

Hữu Long |

Tại kỳ họp thứ 17, HĐND khóa IX diễn ra vào sáng 12.4, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đánh giá, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thành ủy, HĐND, UBND đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, trọng tâm là kiểm soát dịch bệnh, khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Các CEO toàn cầu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021

Song Minh |

Một năm trôi qua kể từ thời điểm COVID-19 được tuyên bố là đại dịch, các CEO toàn cầu đang bày tỏ mức độ lạc quan kỷ lục về phục hồi kinh tế toàn cầu.

Kỳ vọng vào sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc giai đoạn 2021-2025

Cao Nguyên (thực hiện) |

Dù hầu hết doanh nghiệp đều gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song tính đến nay, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương - được coi là cao tại khu vực Châu Á. Các chuyên gia kinh tế nhận định, với “đà” của một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, đi kèm chuỗi hành động quyết liệt để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế như trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam sẽ có bước tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2021-2025.

Tăng trưởng kinh tế 2021, ưu tiên hàng đầu là kiểm soát tốt dịch bệnh

Vũ Long |

Kịch bản tăng trưởng kinh tế 2021 đặt mục tiêu hàng đầu là kiểm soát tốt dịch COVID-19 và thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Những giải pháp "nóng" tạo bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế năm 2021

Vũ Long |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam quyết liệt đẩy mạnh các giải pháp để chống dịch hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 6,8%/năm giai đoạn 2021-2025

Hải Linh |

Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (NIFC) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung hạn 2021- 2025 có thể đạt mức 6,8%/năm.

Nhiều băn khoăn với đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2

CAO NGUYÊN |

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế đối với nhà, đất thứ 2 chỉ xem xét sử dụng khi có những hành vi gây ảnh hưởng thiếu tích cực đến thị trường.

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

Đà Nẵng: Vừa phòng dịch COVID-19 vừa khôi phục tăng trưởng kinh tế

Hữu Long |

Tại kỳ họp thứ 17, HĐND khóa IX diễn ra vào sáng 12.4, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đánh giá, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thành ủy, HĐND, UBND đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, trọng tâm là kiểm soát dịch bệnh, khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Các CEO toàn cầu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021

Song Minh |

Một năm trôi qua kể từ thời điểm COVID-19 được tuyên bố là đại dịch, các CEO toàn cầu đang bày tỏ mức độ lạc quan kỷ lục về phục hồi kinh tế toàn cầu.

Kỳ vọng vào sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc giai đoạn 2021-2025

Cao Nguyên (thực hiện) |

Dù hầu hết doanh nghiệp đều gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song tính đến nay, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương - được coi là cao tại khu vực Châu Á. Các chuyên gia kinh tế nhận định, với “đà” của một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, đi kèm chuỗi hành động quyết liệt để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế như trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam sẽ có bước tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2021-2025.

Tăng trưởng kinh tế 2021, ưu tiên hàng đầu là kiểm soát tốt dịch bệnh

Vũ Long |

Kịch bản tăng trưởng kinh tế 2021 đặt mục tiêu hàng đầu là kiểm soát tốt dịch COVID-19 và thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Những giải pháp "nóng" tạo bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế năm 2021

Vũ Long |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam quyết liệt đẩy mạnh các giải pháp để chống dịch hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 6,8%/năm giai đoạn 2021-2025

Hải Linh |

Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (NIFC) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung hạn 2021- 2025 có thể đạt mức 6,8%/năm.