ĐBSCL: Để hạn mặn, sạt lở đất không còn là nỗi ám ảnh

NHẬT HỒ |

Hôm nay (13.3), tại thành phố Cần Thơ, sẽ tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đối với vùng ĐBSCL, hiện tượng sạt lở đất bờ sông, bờ biển, hạn mặn gần như bủa vây các tỉnh ven biển, đe dọa trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân. Với mục tiêu phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, cần giải pháp hiệu quả để hạn mặn, sạt lở đất không còn là nỗi ám ảnh.

Sạt lở đất diễn ra phổ biến

Ông Nguyễn Long Hoai - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau - nhìn nhận: “Trong vòng 3 năm qua, hiện tượng sạt lở đất, vỡ đê tại Cà Mau diễn ra thường xuyên, liên tục.

Cà Mau 3 mặt giáp biển, là tỉnh duy nhất tại ĐBSCL không hưởng lợi từ nguồn nước sông Mekong nên vùng sản xuất ngọt hóa của tỉnh gần như sử dụng nước trời (nước mưa) đến mùa khô các dòng kênh kiệt nước chính điều này xảy ra hiện tượng sạt lở đất nghiêm trọng”.

Riêng năm 2020, Cà Mau đã có đến 3 lần công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đê biển. Tổng kinh phí để đầu tư cho các công trình sạt lở, phòng chống sạt lở trung bình hằng năm lên đến 500 tỉ đồng.

Tại Bạc Liêu, tình trạng ít nghiêm trọng hơn, nhưng tại các cửa biển Nhà Mát, Gành Hào tình trạng sạt lở cũng không kém phần nghiêm trọng.

Ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu - nhìn nhận: “Sạt lở đất, sạt lở bờ biển, bờ sông diễn biến hết sức phức tạp”. Trong khi đó, hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu hiện tượng sạt lở đất không còn theo mùa. Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ tình trạng sạt lở bờ sông gây chia cắt đường giao thông diễn ra thường xuyên.

Thời tiết cực đoan, nắng nóng kéo dài gây nên hạn mặn khiến cho tình hình sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn. Năm 2019, tại Bến Tre, Tiền Giang hạn mặn đã làm cho hàng chục nghìn hécta vườn cây ăn trái của các tỉnh này giảm năng suất.

Dự báo tốt để giảm thiệt hại

Từ khi có Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ TNMT đã tăng cường mạng lưới quan trắc, giám sát các yếu tố khí tượng thủy văn, hải văn, biến động bùn cát, đo mưa tự động. Qua đó đã nâng cao công tác dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo sớm thiên tai cả về chất lượng và thời gian dự báo, cảnh báo, góp phần quan trọng trong các giải pháp thích ứng như tích nước, chuyển đổi thời vụ canh tác, cơ cấu lại cây trồng - vật nuôi, gia cố bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất…

Nhờ dự báo, cảnh báo sớm, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai các giải pháp hiệu quả, hạn chế được tối đa tác động xấu ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất tại vùng ĐBSCL. Các địa phương công bố tình huống khẩn cấp về hạn mặn đã được hỗ trợ trực tiếp hàng trăm triệu đồng thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để khắc phục các hậu quả.

Đặc biệt, trong các đợt hạn mặn năm 2020 đã triển khai xây dựng nhiều điểm nguồn cấp nước khẩn cấp. Riêng Bộ TNMT đã hỗ trợ 10 điểm với tổng công suất xử lý và cung cấp là 3.700m3/ngày đêm.

ĐBSCL cũng đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư hạ tầng nâng cấp đê biển kết hợp xây dựng hệ thống ngăn mặn từ cầu Mỹ Thanh 2 đến ranh Bạc Liêu, tỉnh Sóc Trăng (với tổng kinh phí 264 tỉ đồng); xây dựng hệ thống cống ngăn mặn và kênh trục thủy lợi tạo nguồn, trữ ngọt các địa bàn xung yếu tỉnh Sóc Trăng (với tổng kinh phí 153 tỉ đồng). Vĩnh Long đã đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng để xây dựng hơn 1.300 công trình kết cấu hạ tầng thủy lợi…

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/CP: ĐBSCL từng bước chuyển mình

Nhật Hồ |

Vào cuối tuần này, tại Cần Thơ, Chính phủ tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Những kết quả đạt được từ sau khi thực hiện NQ 120 vùng đất ĐBSCL đã dần phát triển đi lên.

Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành có liên quan và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị "Hội nghị của Chính phủ sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.