Điện Biên xem xét xử lý cán bộ khi để hàng loạt dự án có tỉ lệ giải ngân 0%

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đến hết tháng 5.2024, tỉnh Điện Biên vẫn còn 65 dự án có tỉ lệ giải ngân 0%. Trước thực trạng đó, tỉnh Điện Biên đã yêu cầu xem xét lại năng lực, trình độ cán bộ ở các đơn vị, địa phương...

Đề nghị xem xét năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ

Ngay sau khi nhận được văn bản của Bộ Tài chính đề nghị triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đầu tháng 6 vừa qua, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức hội nghị trực tuyến với tất cả các địa phương trong tỉnh để đánh giá kết quả giải ngân vốn đầu tư công và đề ra những giải pháp đẩy nhanh tiến độ.

Nguyên nhân của tình trạng giải ngân vốn đầu tư công thấp được xác định do việc tổ chức thực hiện ở một số sở, ngành, địa phương còn thiếu quyết liệt, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy tối đa. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương vẫn còn những vướng mắc.

Tại cuộc họp này, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường đã yêu cầu xác định nguyên nhân hạn chế của từng địa phương, đơn vị. Đồng thời, xem xét lại công tác cán bộ, nhất là về năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm để kiểm điểm, xử lý kịp thời các trường hợp yếu kém, tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ.

Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc, trước hết là tập trung tháo gỡ vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng; yêu cầu các chủ đầu tư phải cam kết tiến độ thực hiện giải ngân.

Đồng thời, ông Lê Thành Đô cũng giao Sở Nội vụ căn cứ nội dung cam kết của các cơ quan, đơn vị về tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công để làm cơ sở tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

uy nhiên, tỉ lệ giải ngân đến hết tháng 5 mới đạt 17,7%. Trong đó có một số nguồn vốn có tỉ lệ giải ngân 0%.
Tính đến hết tháng 5.2024, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại Điện Biên mới đạt 17,7%. Trong đó có một số nguồn vốn có tỉ lệ giải ngân 0%.

Sẽ điều chuyển vốn nếu các dự án chậm giải ngân

Năm 2024, tỉnh Điện Biên được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 4 nghìn tỉ đồng đầu tư công, hiện đã phân bổ chi tiết đạt gần 100%. Tuy nhiên, tỉ lệ giải ngân đến hết tháng 5 mới đạt 17,7%. Trong đó có một số nguồn vốn có tỉ lệ giải ngân 0%. Ngoài ra, toàn tỉnh Điện Biên đến nay có 11/40 đơn vị chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân.

Hiện, một số đơn vị trên địa bàn tỉnh có tỉ lệ giải ngân thấp gồm: huyện Điện Biên 19,8%; huyện Tuần Giáo 21,5%; TP. Điện Biên Phủ khoảng 15%; Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh 15,4%; Ban Quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp 10,1%.

Sau khi rà soát, đánh giá, UBND tỉnh Điện Biên đã có báo cáo, xác định việc giải ngân vốn chậm có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là công tác lãnh đạo tổ chức thực hiện ở một số sở, ngành, địa phương còn thiếu quyết liệt, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy tối đa, năng lực một số chủ đầu tư còn hạn chế.

Để giải quyết tình trạng này, ngày 29.5, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Chỉ thị số 2384/CT-UBND về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, yêu cầu các sở, ngành, các địa phương tập trung rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện của từng chương trình, dự án, từng nguồn vốn cụ thể. Đồng thời yêu cầu lập kế hoạch giải ngân chi tiết và cam kết thực hiện.

Đặc biệt, UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu các sở, ngành, các địa phương kiên quyết điều chỉnh kế hoạch vốn của các dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân theo kế hoạch đã cam kết sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn.

Đối với Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, tỉnh Điện Biên yêu cầu hoàn thành và giải ngân 100% vốn trong năm 2024. Đồng thời, các chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh nếu để dự án chậm tiến độ, bị Trung ương thu hồi vốn khi hết thời hạn giải ngân dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân SVĐ Điện Biên thành biển nước sau mưa dù đã có nhiều dự án chống ngập

NHÓM PV |

Tình trạng ngập úng tại khu vực sân vận động tỉnh Điện Biên mỗi khi có mưa lớn đã kéo dài nhiều năm nay. Nhiều dự án cải tạo được triển khai nhưng chưa hiệu quả, vậy nguyên nhân do đâu?

Nguy cơ chậm tiến độ hiện hữu trên tuyến đường 260 tỉ tại Điện Biên

NHÓM PV |

Mặc dù đã sắp hết thời gian thi công, song tuyến đường Pu Nhi - Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) còn nhiều đoạn chưa thể triển khai do vướng mặt bằng. Nhiều điểm sạt lở đã xuất hiện trên tuyến, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Vì sao Điện Biên có tỉ lệ giải ngân thấp nhất cả nước

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tỉnh Điện Biên hiện có 105 dự án sử dụng vốn đầu tư côngtỉ lệ giải ngân thấp nhất cả nước (đạt 17,7%) với tổng vốn chưa giải ngân là 343 tỉ đồng.

29 bộ, cơ quan Trung ương có tỉ lệ giải ngân đầu tư công 0% trong 2 tháng

PHẠM ĐÔNG |

Có 40 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương có tỉ lệ giải ngân đầu tư công 2 tháng đầu năm dưới mức trung bình của cả nước, trong đó 29 bộ, cơ quan trung ương chưa thực hiện giải ngân kế hoạch năm 2024 (tỉ lệ giải ngân 0%).

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.