Giải quyết các vướng mắc, bất cập sau hơn 10 năm thi hành Luật Công đoàn

NGUYÊN ANH |

Ngày 3.5, Ủy ban Xã hội của Quốc hội tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 12. Tại đây, Ủy ban Xã hội đã tiến hành thẩm tra dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình dự án luật Công đoàn (sửa đổi), Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) Nguyễn Đình Khang cho biết, Luật Công đoàn hiện hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.

Nổi bật là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, đóng góp vào những thành tựu của đất nước trong hơn 10 năm qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Công đoàn bộc lộ những hạn chế, bất cập trước yêu cầu của tình hình mới.

Trong đó, đối tượng, phạm vi điều chỉnh còn hẹp so với sự phát triển nhanh, đa dạng của lực lượng lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn.

Hệ thống tổ chức, việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa cấp ủy địa phương với tổ chức Công đoàn về công tác tổ chức, cán bộ còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn.

Một số quy định về tài chính công đoàn còn chung chung, chưa rõ cơ chế giám sát và việc thực hiện công khai, minh bạch, chưa có quy định về tài chính của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trong bối cảnh tổ chức này được pháp luật quy định cho phép ra đời.

Đại diện cơ quan soạn thảo nêu rõ, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Cam kết về lao động trong các Hiệp định này yêu cầu các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của người lao động theo Tuyên bố năm 1998 của ILO.

Những cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do nêu trên đã đặt ra yêu cầu rà soát và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ lao động và “nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động - công đoàn” .

Do vậy, Luật Công đoàn cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung để bảo đảm sự tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của Việt Nam.

Ông Nguyễn Đình Khang cho biết, dự án luật được xây dựng hướng tới mục đích như giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hơn 10 năm thi hành Luật Công đoàn; tiếp cận và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh mà Luật chưa điều chỉnh; Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân.

Bên cạnh đó, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới và nâng cao vị thế, khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chung về tổ chức và hoạt động công đoàn trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong bối cảnh mới; Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Báo cáo một số vấn đề cần quan tâm trong dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong cho biết, Ủy ban Xã hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật và các quan điểm xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Dự thảo Luật đã cơ bản bảo đảm sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá cao những nỗ lực cố gắng của cơ quan soạn thảo trong việc chuẩn bị hồ sơ dự án luật cơ bản đầy đủ, toàn diện, đáp ứng được các yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ủy ban Xã hội sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến phát biểu tại phiên họp cũng như các ý kiến bằng văn bản để nghiên cứu, thể hiện trong báo cáo thẩm tra dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

THÀNH AN |

Sau khi nghe phổ biến về những điểm mới, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực để hoàn thiện hơn dự thảo Luật Công đoàn nhằm khắc phục bất cập hạn chế, phù hợp với thực tiễn hoạt động.

Nhiều ý kiến đóng góp dự án sửa đổi Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội

Lưu Hùng |

Ngày 23.4, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với 100 cán bộ, đoàn viên, người lao động trong tỉnh để lấy ý kiến đóng góp về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Góp ý kiến về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

Nam Dương |

TPHCM - Hội thảo lấy ý kiến về một số vấn đề lớn trong Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) do Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức sáng 8.4 với sự tham gia của gần 100 đại biểu Quốc hội, cán bộ Công đoàn các tỉnh, thành phía Nam.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.