Giám sát việc tái chế của các doanh nghiệp theo phương thức hậu kiểm

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của luật hoặc ký hợp đồng các doanh nghiệp tái chế đủ điều kiện.

Ngày 1.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì; chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, xuất khẩu, theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết, việc ban hành quyết định là cần thiết, thiết lập cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Tuy nhiên, kể từ khi luật có hiệu lực đến nay, hầu hết doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về tái chế và thường lựa chọn đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế vào quỹ của nhà nước, thay vì tự thực hiện tái chế hoặc ký hợp đồng với doanh nghiệp tái chế.

Trong quá trình xác định định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ (Fs), Bộ TNMT đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế chi phí tái chế tại gần 70 cơ sở tái chế lớn trên toàn quốc; đồng thời tham khảo, đối chiếu với các quốc gia, vùng lãnh thổ có quy định đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế vào quỹ của nhà nước.

Đại diện Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam nêu thực tế, hiện nay hầu hết cơ sở tái chế ở làng nghề đều không đạt chuẩn, vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần siết chặt hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở tái chế không đạt chuẩn, các doanh nghiệp vi phạm quy định tái chế theo Luật Bảo vệ môi trường.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, quy định về tái chế là rất cần thiết trước yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững, song cần tính toán Fs phù hợp với nguồn lực thực hiện của doanh nghiệp, cũng như tác động làm tăng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Minh Khôi
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Minh Khôi

Phát biểu ý kiến, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì, thu gom, xử lý chất thải là của doanh nghiệp đã được quy định và là chính sách không mới so với thế giới, đã được sự thống nhất cao để đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

"Về nguyên tắc, cần khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của luật hoặc ký hợp đồng các doanh nghiệp tái chế đủ điều kiện.

Trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn đóng góp chi phí tài chính hỗ trợ tái chế vào quỹ của nhà nước, mức đóng góp cần dựa trên số liệu khảo sát Fs từ các doanh nghiệp tái chế đủ điều kiện, ưu tiên những đơn vị có công nghệ hiện đại", Phó Thủ tướng Chính phủ nói.

Về quy định chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, xuất khẩu, Phó Thủ tướng Chính phủ giao Hội đồng Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) quốc gia nghiên cứu, quyết định mô hình, nhân sự, kinh phí hoạt động phù hợp theo quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng cho ý kiến về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định tái chế của các doanh nghiệp theo phương thức hậu kiểm; hỗ trợ, khuyến khích người dân phân loại rác thải sinh hoạt và tái chế.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Nếu không tái chế, rác thải thuỷ tinh sẽ tồn tại vĩnh viễn với môi trường

Cường Ngô |

"Để cải thiện quản lý rác thải thủy tinh tại Việt Nam, các công cụ về pháp lý, thị trường và hành vi nên được áp dụng, giúp bảo vệ môi trường một cách bền vững" - đó là nội dung được nêu Hội thảo chuyên đề Hoạt động tái chế thuỷ tinh tại Việt Nam do Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á tổ chức chiều 15.1.2024 tại Hà Nội.

Sử dụng càng lâu đóng thuế càng nhiều để khuyến khích tái chế ô tô, xe máy

Nhóm PV |

Theo ông Nguyễn Thi - Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, để từ 1.1.2027 việc tái chế ôtô, xe máy có hiệu quả, ngoài cơ chế, chính sách cần cả một hệ thống pháp luật về thuế, phí.

Đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn từ tái chế nhựa

Quý An |

Kinh tế tuần hoàn đang trở thành một xu thế tất yếu, còn được mô tả là cuộc cách mạng xanh của thế kỷ XI. Đi kèm với phát triển kinh tế, bài toán về ngành nhựa đòi hỏi quá trình chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.