Nhà máy xử lý rác thải nghìn tỉ tại Kon Tum đứng trước nguy cơ bị thu hồi

Lê Nguyên |

UBND tỉnh Kon Tum vừa xem xét thủ tục và quá trình đầu tư của Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum. Ngoài việc Nhà máy triển khai chậm tiến độ, còn xuất hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng trong xây dựng.

Ngày 7.3, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, đã giao cho Sở KHĐT xem xét thủ tục đầu tư và quá trình đầu tư của Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum.

Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum triển khai chậm tiền độ, vướng nhiều vi phạm trong xây dựng. Ảnh: Lê Nguyên
Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum triển khai chậm tiến độ, vướng nhiều vi phạm trong xây dựng. Ảnh: Lê Nguyên

Nhà máy xử lý và tái chế rác thải được khởi công xây dựng vào tháng 12.2015 tại thành phố Kon Tum. Dự án có tổng kinh phí đầu tư lên tới 1.439 tỉ đồng, công suất xử lý 200 tấn rác thải sinh hoạt/ngày đêm. Dự kiến đến cuối năm 2019 dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa được đưa vào hoàn thiện. Các hạng mục chưa được xây dựng như nhà chứa chất thải nguy hại (diện tích: 345,6m2); Nhà chứa nhận và phân tách rác (diện tích: 1.950m2); Nhà bán thành phẩm (diện tích: 1.350m2). Bên cạnh đó, Nhà máy còn những hạng mục xây dựng sai như nhà điều hành; nhà kho thành phẩm; hồ sơ thiết kế cơ sở; giấy phép xây dựng và sai vị trí xây dựng.

Vì nhà máy chưa xây dựng lò đốt nên phải phân loại rác thủ công. Ảnh: Lê Nguyên
Nhà máy chưa xây dựng lò đốt nên phải phân loại rác thủ công. Ảnh: Lê Nguyên

Trong hồ sơ thiết kế, nhà xưởng của Nhà máy có diện tích là 7.280m2 nhưng thực tế công ty xây dựng lên đến hơn 7.900m2. Đồng thời, vị trí của Nhà máy cũng xây dựng sai so với giấy phép xây dựng. Nhà kho thành phẩm có diện tích trên giấy tờ là 2.400m2 nhưng trên thực tế, hạng mục này chỉ có diện tích hơn 1.400m2, xây dựng sai so với giấy phép xây dựng và vị trí xây dựng.

Về phần phòng cháy chữa cháy, dù đã được Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Kon Tum thẩm duyệt thiết kế. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra các hạng mục về phòng cháy và chữa cháy chưa được đầu tư xây dựng.

Theo Sở Xây dựng Kon Tum, sau nhiều năm triển khai xây dựng, Nhà máy xử lý rác thải đã chậm tiến độ so với chủ trương đầu tư của UBND tỉnh. Từ đó, Sở Xây dựng đã kiến nghị với UBND tỉnh Kon Tum giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì làm việc với Chủ đầu tư để xem xét, làm rõ khả năng thực hiện Dự án theo Quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời, xem xét các điều kiện để tham mưu quyết định chấm dứt hoạt động Dự án hoặc xử lý theo quy định pháp luật.

Dù chưa hoàn thiện nhưng nhà máy xử lý rác đã được tạo điều kiện cho hoạt động từ năm 2018. Ảnh: Lê Nguyên
Dù chưa hoàn thiện, nhà máy xử lý rác đã được tạo điều kiện cho hoạt động từ năm 2018. Ảnh: Lê Nguyên

Chưa hoàn thiện việc xây dựng nhưng kể từ năm 2018, Nhà máy xử lý rác đã được tạo điều kiện để xử lý rác tại TP Kon Tum. Tuy nhiên vì chưa xây dựng lò đốt nên phải phân loại rác thủ công. Sau khi rác được phân loại sẽ đưa đi xử lý để tái chế, làm phân bón hoặc chôn lấp.

Đến năm 2021, vì không đủ năng lực và không đảm bảo được vấn đề về môi trường nên Nhà máy xử lý rác không thể tham gia đấu thầu. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, Nhà máy phải đóng cửa không hoạt động.

Cũng theo nguồn tin trên, việc Nhà máy xử lý rác của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum chậm tiến độ so với chủ trương đầu tư của tỉnh trong nhiều năm thì phải thu hồi. "Xét về luật Đầu tư thì phải thu hồi dự án. Vì trong nhiều năm chậm triển khai sẽ gây lãng phí quỹ đất hơn 16ha và đánh mất cơ hội cho các nhà đầu tư khác", nguồn tin cho hay.

Lê Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy đường cam kết thu mua hết mía cho nông dân ở thành phố Kon Tum

THANH TUẤN |

Ngày 3.3, liên quan đến việc chậm thu mua mía cho người nông dân tại thành phố Kon Tum, đại diện Công ty Cổ phần Đường Kon Tum cho biết, sẽ tiến hành thu mua hết số diện tích mía cho nông dân. Nguyên nhân chậm thu mua là do việc sửa chữa thiết bị nhà máy cũng như đất đai ven sông bị ngập úng, phương tiện vận tải khó vào tận cánh đồng để chuyên chở, vận chuyển.

Bắt giam cán bộ địa chính xã ở Kon Tum nhận hối lộ

THANH TUẤN |

Ngày 2.3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum cho biết, vừa thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Bùi Thu Ba (sinh năm 1990, trú Thôn 8, xã Đăk Ui, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) về hành vi “Nhận hối lộ”.

Kon Tum tăng cường kiểm tra, kiểm soát sâm Ngọc Linh giả mạo

THANH TUẤN |

Ngày 28.2, ông Nguyễn Hữu Tháp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum có công văn yêu cầu các ngành chức năng tăng cường xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đối với sản phẩm sâm Ngọc Linh.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.