Sẽ thu phí xử lý theo kiểu "xả nhiều rác phải trả nhiều tiền" từ năm 2025

Vương Trần |

Dự thảo luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đề ra lộ trình 5 năm để thực hiện việc thu phí xử lý rác thải sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại trước ngày 1.1.2025.

 Thu phí xử lý rác thải dựa trên khối lượng phát sinh

Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp 47, sáng 12.8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). 

Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (KH-CN-MT) Phan Xuân Dũng cho biết, Dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cơ bản (chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác) và căn cứ điều kiện KT-XH của từng địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác.

Bộ trưởng Bộ TN&MT hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh.

Về lộ trình thực hiện, giao UBND cấp tỉnh ban hành quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn quản lý; quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên lượng, chủng loại chất thải phát sinh trước ngày 1.1.2025.

“Đây là nội dung bắt buộc phải làm của một quốc gia tiên tiến, văn minh, để thực hiện quy định này phải thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nên cần có quyết tâm chính trị cao” – ông Phan Xuân Dũng nhấn mạnh khi trình bày báo cáo xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Cái nào bán được thì nên trả tiền cho người dân

Liên quan đến kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau: dựa trên lượng chất thải đã được phân loại. Hộ gia đình, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý, phần kinh phí còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Dự thảo cũng quy định chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được phân loại theo quy định không phải chi trả kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh Quochoi.vn
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh Quochoi.vn

Thảo luận về vấn đề này, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng cần có phương thức khác nhau với rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Theo đó, đối với rác thải công nghiệp thì người xả rác phải trả tiền cho đơn vị thu gom, xử lý còn rác thải sinh hoạt có khả năng tái chế thì cần trả tiền để khuyến khích người dân phân loại rác đúng quy định.

“Bắt người dân trả tiền, họ không trả lại vứt bừa. Còn nếu được trả tiền, dù không đáng bao nhiều nhưng người dân có ý thức phân loại, gom sạch sẽ. Đơn vị thu gom phải đi mua và nhà máy mua lại của đơn vị thu gom vận chuyển, Nhà nước có thể hỗ trợ cho các sản phẩm được tái chế qua chính sách như thuế” – Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu quan điểm.

Nêu ý  kiến về việc này, Trưởng Ban Công tác Đại biểu Trần Văn Tuý cho rằng cần có lộ trình để sớm tạo ra ý thức phân loại rác.

“Khi kêu gọi phân loại rác thì người dân sẽ đồng tình. Nếu không quyết tâm thì lại lãng phí 5 năm, rác thải lại không được phân loại. Còn cái gì người dân phân loại bán được thì bán, cái gì thải gây ô nhiễm môi trường thì người dân có trách nhiệm phải trả phí, hai cái này là khác nhau” – ông Trần Văn Tuý nói.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi): Tích hợp 7 giấy phép trong 1

C.NGUYÊN - T.VƯƠNG - Đ.CHUNG |

Ngày 18.6, Quốc hội đã dành thời gian gần cả buổi chiều thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Phát biểu tại hội trường, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre) nói, việc tích hợp 7 giấy phép trong 1 là một chính sách mang tính cách mạng.

Cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Ngày 26.5, trình bày tờ trình về dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, hoàn thiện bao gồm 16 chương, 186 điều và có nhiều cải cách mạnh mẽ. Trao đổi với Lao Động, nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình với nhiều điểm mới trong dự luật như quy định người gây ô nhiễm phải trả tiền, khuyến khích người dân phân loại rác thải theo 5 nhóm trước khi mang đi bỏ...

Không cần thông báo khi thanh tra, kiểm tra đột xuất về bảo vệ môi trường

C.NGUYÊN - Đ.CHUNG - T.VƯƠNG |

Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, có một số điểm mới, mang tính đột phá như: Việc thanh tra, kiểm tra đột xuất không cần thông báo, công bố trước để bảo đảm tính hiệu quả.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.