Lo ngại khi Trung Quốc xây siêu đập gấp 3 đập Tam Hiệp

Song Minh |

Siêu dự án thủy điện của Trung Quốc với công suất dự kiến 60 gigawatt sẽ tạo ra lượng điện gấp ba lần so với đập Tam Hiệp, hiện là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới.

Tờ Nikkei cho hay, Trung Quốc là "bá chủ" thủy điện của thế giới, với số lượng đập lớn đang hoạt động nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại. Giờ đây, Trung Quốc đang xây dựng siêu đập đầu tiên trên thế giới, gần biên giới với Ấn Độ.

Siêu dự án thủy điện của Trung Quốc với công suất dự kiến 60 gigawatt, sẽ tạo ra lượng điện gấp 3 lần so với đập Tam Hiệp. Trung Quốc đã đưa ra một vài thông tin cập nhật về tình trạng của dự án kể từ khi Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc phê duyệt vào tháng 3.2021.

Siêu đập nằm ở một trong những địa hình nguy hiểm nhất thế giới, ở khu vực từ lâu được cho là không thể vượt qua.

Tại đây, sông Brahmaputra - được người Tây Tạng gọi là sông Yarlung Tsangpo - ở độ cao gần 3.000 mét so với mực nước biển khi rẽ ngoặt về phía nam từ dãy Himalaya vào Ấn Độ. Đây là con sông lớn có độ cao cao nhất thế giới chảy qua hẻm núi dài nhất và dốc nhất thế giới.

Sâu gấp đôi hẻm núi Grand Canyon của Mỹ, hẻm núi Brahmaputra nắm giữ trữ lượng nước chưa được khai thác lớn nhất châu Á, trong khi dòng chảy mạnh của dòng sông trở thành nơi tập trung tiềm năng thủy điện lớn bậc nhất trên Trái đất. Sự kết hợp này như một thỏi nam châm cực mạnh đối với các nhà xây dựng đập Trung Quốc.

Tuy nhiên, siêu đập cũng được cho là dự án rủi ro nhất thế giới vì nó được xây dựng trong khu vực có nhiều hoạt động địa chấn. Điều này khiến siêu đập có khả năng trở thành quả bom nước đối với các cộng đồng ở hạ lưu ở Ấn Độ và Bangladesh.

Phần đông nam của Cao nguyên Tây Tạng dễ xảy ra động đất vì nó nằm trên đường đứt gãy địa chất nơi các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu va vào nhau.

Trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, dọc theo vành đai phía đông của Cao nguyên Tây Tạng, đã làm ít nhất 87.000 người thiệt mạng, thu hút sự chú ý của quốc tế về hiện tượng địa chấn do hồ chứa (RTS) gây ra.

Một số nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ đã rút ra mối liên hệ giữa trận động đất và đập Zipingpu của Tứ Xuyên, được đưa vào sử dụng hai năm trước đó gần một đứt gãy địa chấn. Họ cho rằng trọng lượng của hàng trăm triệu mét khối nước chứa trong hồ chứa của đập có thể đã gây ra RTS hoặc ứng suất kiến tạo nghiêm trọng.

Nhưng ngay cả khi không có động đất, siêu đập mới có thể là mối đe dọa đối với các cộng đồng ở hạ lưu nếu những cơn mưa xối xả gây ra lũ quét ở Great Bend của sông Brahmaputra. Chỉ hai năm trước, khoảng 400 triệu người Trung Quốc đã gặp nguy hiểm sau trận lũ lụt kỷ lục gây nguy hiểm cho đập Tam Hiệp.

Sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng là nơi Trung Quốc xây siêu đập thủy điện. Ảnh: Xinhua
Sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng là nơi Trung Quốc xây siêu đập thủy điện. Ảnh: Xinhua

Trung Quốc đã trình bày dự án siêu đập để Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) phê duyệt.

Chỉ hai tháng sau khi được Quốc hội thông qua vào tháng 3.2021, Bắc Kinh tuyên bố đã lập được kỳ tích hoàn thành “đường cao tốc xuyên qua hẻm núi sâu nhất thế giới”. Đường cao tốc đó kết thúc rất gần biên giới Ấn Độ.

Tháng sau, Bắc Kinh tuyên bố khai trương tuyến đường sắt mới từ Lhasa đến Nyangtri, một căn cứ quân sự tiền tuyến cách biên giới Ấn Độ chưa đầy 16 km.

Cơ sở hạ tầng mới cho thấy Trung Quốc có thể đã bắt đầu xây nền đập sau khi mở đường sắt và đường cao tốc.

Sông Brahmaputra là một trong những con sông không có đập cuối cùng trên thế giới cho đến khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng một loạt các đập cỡ trung trên các đoạn thượng nguồn từ hẻm núi nổi tiếng.

Theo ông Brahma Chellaney, giáo sư danh dự về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi và là cựu cố vấn của Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ, với việc xây dựng đập hiện đang di chuyển đến gần các khu vực biên giới, Trung Quốc sẽ có thể tận dụng các dòng chảy xuyên biên giới trong quan hệ với đối thủ Ấn Độ.

Nhưng gánh nặng tàn phá môi trường mà siêu dự án có khả năng gây ra sẽ do Bangladesh gánh chịu ở đoạn cuối của dòng sông.

Tuy nhiên, thiệt hại về môi trường có thể sẽ lan rộng ra khắp Tây Tạng - một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất thế giới.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Đập Tam Hiệp Trung Quốc vận hành thang nâng tàu đỉnh nhất thế giới

Song Minh |

Thang nâng tàu thủy (ship lift) lớn nhất thế giới tại đập Tam Hiệp Trung Quốc được xây dựng bằng công nghệ hiện đại bậc nhất.

Dấu ấn kỷ lục mới của đập Tam Hiệp Trung Quốc

Ngọc Vân |

Sản lượng hàng hóa đi qua âu tàu đập Tam Hiệp đạt mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm 2023.

Trung Quốc khởi công đập thủy điện đá đổ cao nhất thế giới

Song Minh |

Các kỹ sư Trung Quốc đã bắt đầu đổ bê tông cho đập đá đổ màn chắn bê tông cao nhất thế giới tại nhà máy thủy điện Lawa ở tây nam Trung Quốc.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.