Người nước ngoài làm YouTube quảng bá du lịch Việt Nam

Lê Thư – Phương Thảo |

Vietnam meets Dustin, Max McFarlin, CeeJay hay HanQuocBros đều là những YouTuber (người làm nội dung video phát trên mạng xã hội YouTube) quen thuộc đối với cộng đồng mạng Việt Nam trong những năm gần đây. Các YouTuber này đều có một đặc điểm chung là sáng tạo, bình luận các nội dung liên quan đến nhiều khía cạnh văn hóa, ẩm thực, du lịch tại Việt Nam.

Hình ảnh Việt Nam thân thiện

Chủ nhân của kênh YouTube Cheri Hyeri là Kim Hyeri (27 tuổi), cô tốt nghiệp khoa tiếng Việt trường đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, tính đến thời điểm hiện tại kênh của cô có 1,1 triệu người đăng ký theo dõi. Với tình yêu dành cho Việt Nam, Kim Hyeri đã xây dựng kênh YouTube để giới thiệu về du lịch, văn hóa Việt Nam và để các bạn trẻ hai nước giao lưu, trao đổi với nhau.

Kim Hyeri bày tỏ, cô luôn mong nhớ và muốn được trở lại Việt Nam bởi với cô, Việt Nam là một đất nước xinh đẹp, ấm áp và tươi trẻ. Loạt video về du lịch, văn hoá, đất nước, con người Việt Nam của Hyeri đã nhận được trăm nghìn lượt quan tâm của các bạn trẻ không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở trên toàn thế giới.

Vietnam Meets Dustin là một trong những kênh YouTube quen thuộc với cộng đồng những người yêu du lịch trong những năm gần đây. Kênh YouTube này với hơn 600 nghìn lượt thích, nội dung xoay quanh cuộc sống dân dã của người Việt Nam. Được biết, chủ nhân của kênh YouTube Vietnam Meets Dustin là Dustin Cheverier (33 tuổi), đến từ California (Mỹ).

Vì say mê những miền quê Việt Nam mà anh đã gắn bó với nơi đây hơn 4 năm qua. Qua những video của mình, anh cho biết lần đầu đặt chân đến Việt Nam, anh thực sự bị chinh phục bởi mảnh đất xinh đẹp và yên bình này. Với Dustin Cheverier, các vùng ngoại ô hay những miền quê xa xôi tại Việt Nam luôn có một sức hút đặc biệt đối với anh. Từ đó, anh có thêm đam mê và nhiệt huyết để thực hiện những sản phẩm video về Việt Nam của mình.

Cee Jay là một trong những YouTuber là người nước ngoài đang sống tại Việt Nam. Các video về ẩm thực và du lịch Việt Nam của anh nhận được hàng trăm nghìn lượt quan tâm trên mạng xã hội YouTube. Qua các video của mình, Cee Jay cho biết, Việt Nam là một đất nước để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách nói chung và bản thân anh nói riêng. Việt Nam là nơi mà anh muốn gắn bó và trở thành quê hương thứ hai của mình. Những chia sẻ này của anh đã nhận được sự yêu thích và thu hút đông đảo của các bạn trẻ Việt Nam cũng như trên thế giới.

Quảng bá du lịch Việt Nam qua YouTube

Theo Statista - Kênh cung cấp thông tin về các mạng xã hội, YouTube là nền tảng truyền thông xã hội lớn thứ hai trên thế giới với khoảng 2 tỉ người dùng mỗi tháng, trở thành nguồn thông tin quan trọng cho gần 60% khách du lịch toàn cầu trong quá trình tìm cảm hứng du lịch, lựa chọn điểm đến, và chia sẻ trải nghiệm.

Trong đó, Việt Nam hiện là quốc gia đang đứng thứ 4 thế giới về thời gian xem clip YouTube và thuộc một trong năm thị trường lớn nhất của YouTube. Điều này cho thấy, Việt Nam đang dần trở thành một điểm đến mới của thế giới, thu hút khách du lịch.

Rất nhiều YouTuber trẻ đã lựa chọn du lịch Việt Nam làm đề tài clip, thông qua đó giới thiệu về những nét đẹp của Việt Nam từ mọi miền đất nước với các góc nhìn đa dạng. Không chỉ các YouTuber nước bạn, có rất nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích xê dịch đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam xinh đẹp qua những hành trình, thước phim đong đầy cảm xúc như Khoai Lang Thang, Chan La Cà, Sunny VietNam, Olive’s Diary,…

Anh Lê Trường Huy (biệt danh Huy Hay Đi) – gương mặt nổi tiếng trong giới travel blogger cho biết: “Ngoài tinh thần khám phá và du lịch, tôi muốn truyền động lực giúp các bạn trẻ tự tin chia sẻ với mọi người xung quanh nhiều hơn, qua đó muốn truyền tải năng lượng tích cực và những nét đẹp của con người, quê hương Việt Nam”.

Mỗi nhà sáng tạo nội dung YouTube đóng vai trò như một “thuyết minh viên du lịch trực tuyến” khám phá vẻ đẹp văn hóa, ẩm thực, con người và thiên nhiên Việt Nam. Sau mỗi chuyến đi, những trải nghiệm, sự khám phá của các YouTube không chỉ là kinh nghiệm của bản thân mà còn là sự lan toả văn hoá đến với mọi người, giúp quảng bá nền du lịch Việt Nam vươn ra thế giới.

Lê Thư – Phương Thảo
TIN LIÊN QUAN

Du lịch Việt Nam: Sẵn sàng mở cửa đón khách trở lại

tuấn đạt |

Dịch COVID-19 từng bước được kiểm soát, du lịch Việt Nam bắt đầu lấp ló những tia sáng sau chuỗi ngày dài u ám, khi nhiều điểm du lịch có thể mở cửa đón khách và nhận được những phản hồi tích cực.

Du lịch Việt Nam dọn mình, chờ thời điểm vàng

Nguyễn Trung Hiếu |

Dịch bệnh COVID-19 lan tràn, kéo dài trên toàn thế giới để lại hậu quả vô cùng khó khăn cho ngành du lịch thế giới; Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh cái mất, thì đây cũng là cơ hội để du lịch Việt Nam dọn mình, tự làm mới, trở nên hoàn hảo hơn khi thế giới đẩy lùi được tai họa đại dịch. Và đó là thời điểm để du lịch Việt Nam trở lại vàng son!

Năm 2020 và Những dấu ấn đáng nhớ của du lịch Việt Nam

Thảo Anh |

Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát 2 đợt liên tiếp cùng tình hình bão lũ kỷ lục hoành hành miền Trung đã giáng đòn nặng nề lên ngành kinh tế vốn đóng góp 9,2% GDP. Dù phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề chưa từng có, song du lịch Việt Nam vẫn tìm được cho mình lối đi riêng, để lập nên những kỳ tích cho năm 2020.

Tây Ninh: Quảng bá du lịch qua lễ hội bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

ĐÌNH TRỌNG |

Tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức lễ hội bánh tráng phơi sương Trảng Bảng. Đây là hoạt động quảng bá mời gọi khách du lịch đến với Tây Ninh.

“Cơ cấu lại thị trường khách, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp”

Mai Châu (thực hiện) |

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) - đánh giá, năm 2020 là quãng thời gian khó khăn và du lịch là ngành chịu thiệt hại trực tiếp, nặng nề nhất.

Du lịch Việt Nam từ “giá rẻ” đến “phải đến một lần trong đời”

Hoàng Văn Minh |

Từ một điểm đến “giá rẻ” khoảng 20 năm trước, trong 5 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và đã khẳng định được vị thế mới cũng như định vị điểm đến với du khách quốc tế. Bây giờ, Việt Nam là nơi “phải đến một lần trong đời” chứ không phải “giá rẻ bèo nên đi cho biết” như chia sẻ của một chuyên gia du lịch quốc tế trong mạng lưới Flight Network (Canada).

Barcelona ngắt chuỗi toàn thua trước Bayern Munich

tam nguyên |

Raphinha tỏa sáng trong chiến thắng 4-1 của Barcelona trước Bayern Munich.

Bình Liêu mùa vàng ngân nga lúa hát

Ninh Phương |

Quảng Ninh - Cuối tháng 10, đầu tháng 11, du khách đến Bình Liêu không chỉ săn mùa cỏ lau mà còn muốn check-in với ruộng bậc thang ngát hương lúa chín.

Du lịch Việt Nam: Sẵn sàng mở cửa đón khách trở lại

tuấn đạt |

Dịch COVID-19 từng bước được kiểm soát, du lịch Việt Nam bắt đầu lấp ló những tia sáng sau chuỗi ngày dài u ám, khi nhiều điểm du lịch có thể mở cửa đón khách và nhận được những phản hồi tích cực.

Du lịch Việt Nam dọn mình, chờ thời điểm vàng

Nguyễn Trung Hiếu |

Dịch bệnh COVID-19 lan tràn, kéo dài trên toàn thế giới để lại hậu quả vô cùng khó khăn cho ngành du lịch thế giới; Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh cái mất, thì đây cũng là cơ hội để du lịch Việt Nam dọn mình, tự làm mới, trở nên hoàn hảo hơn khi thế giới đẩy lùi được tai họa đại dịch. Và đó là thời điểm để du lịch Việt Nam trở lại vàng son!

Năm 2020 và Những dấu ấn đáng nhớ của du lịch Việt Nam

Thảo Anh |

Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát 2 đợt liên tiếp cùng tình hình bão lũ kỷ lục hoành hành miền Trung đã giáng đòn nặng nề lên ngành kinh tế vốn đóng góp 9,2% GDP. Dù phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề chưa từng có, song du lịch Việt Nam vẫn tìm được cho mình lối đi riêng, để lập nên những kỳ tích cho năm 2020.

Tây Ninh: Quảng bá du lịch qua lễ hội bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

ĐÌNH TRỌNG |

Tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức lễ hội bánh tráng phơi sương Trảng Bảng. Đây là hoạt động quảng bá mời gọi khách du lịch đến với Tây Ninh.

“Cơ cấu lại thị trường khách, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp”

Mai Châu (thực hiện) |

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) - đánh giá, năm 2020 là quãng thời gian khó khăn và du lịch là ngành chịu thiệt hại trực tiếp, nặng nề nhất.

Du lịch Việt Nam từ “giá rẻ” đến “phải đến một lần trong đời”

Hoàng Văn Minh |

Từ một điểm đến “giá rẻ” khoảng 20 năm trước, trong 5 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và đã khẳng định được vị thế mới cũng như định vị điểm đến với du khách quốc tế. Bây giờ, Việt Nam là nơi “phải đến một lần trong đời” chứ không phải “giá rẻ bèo nên đi cho biết” như chia sẻ của một chuyên gia du lịch quốc tế trong mạng lưới Flight Network (Canada).