Quảng Nam tiếp tục khai quật con đường “Thần đạo” ở Mỹ Sơn

Hoàng Bin |

Con đường “Thần đạo” lần đầu tiên được phát hiện ở Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục được khai quật, mở rộng nghiên cứu.

Con đường “Thần đạo” lần đầu tiên được biết đến

Ngày 23.2, ông Nguyễn Công Khiết - Phó Giám đốc Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết, Bộ VHTTDL vừa thống nhất cho phép đơn vị này phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục tổ chức thăm dò mở rộng phạm vi khai quật, khảo cổ phía đông tháp K thuộc khu di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên).

Tổng diện tích khai quật, khảo cổ 220m2. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 1.3 - 29.4. Kinh phí khoảng 500 triệu đồng. Đáng chú ý, đây là khu vực đã phát lộ vết tích của những công trình kiến trúc chưa từng được biết đến ở Mỹ Sơn, sau đợt khảo cổ vào tháng 6.2023.

Trao đổi với Báo Lao Động, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quý, người chủ trì nhóm nghiên cứu của Viện khảo cổ học Việt Nam khi đó, cho biết, kết quả thăm dò đã xác định có một con đường dẫn bắt đầu từ tháp K đi vào khu trung tâm Thánh địa Mỹ Sơn ở thế kỷ XII, mà lần đầu tiên giới nghiên cứu khảo cổ - lịch sử trong nước và quốc tế được biết đến.

“Chúng tôi cho rằng tính chất của con đường thể hiện đầy đủ nhất trong tên gọi là Con đường Hoàng gia - con đường dẫn để Thần linh - Vua chúa và Tăng lữ Bà la môn giáo đi vào không gian thiêng Thánh địa Mỹ Sơn.

“Trong một quy hoạch di tích kinh thành hay di tích kiến trúc đều có trục trung tâm, dân khảo cổ của mình gọi là “con đường thần đạo” - có thể hiểu theo nhiều cách. Nhưng trong phát hiện này, đó là con đường thiêng để đi vào thánh địa Mỹ Sơn. Đặt trong bối cảnh khu Mỹ Sơn là thánh địa của cả 1 vương quốc Chămpa, phát hiện của các nhà khảo cổ lần này cũng góp thêm vào việc khám phá những bí ẩn đằng sau di tích Mỹ Sơn” - TS Nguyễn Ngọc Quý lý giải thêm.

Thận trọng khám phá bí ẩn Mỹ Sơn

Dù đã trải qua nhiều đợt khai quật khảo cổ một cách có hệ thống và bài bản bởi các nhà khoa học trong nước và chuyên gia của UNESCO, Italy, Ấn Độ… giúp cho các khu tháp đã bị sụp đổ dần phục hồi. Trên thực tế, đến nay khu di tích Mỹ Sơn vẫn là một khu phế tích kiến trúc khảo cổ học.

T.S Nguyễn Ngọc Quý cho biết, bên cạnh những kiến trúc hiện còn, ở thánh địa Mỹ Sơn còn tìm thấy nhiều dấu tích kiến trúc bị sụp đổ hoàn toàn. Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định những công trình được biết “còn xa mới có thể đại diện cho toàn thể các công trình đã từng hiện diện ở đó. Mỹ Sơn vẫn còn quá nhiều bí ẩn nằm sâu trong lòng đất”.

Đáng chú ý, theo báo cáo của Viện khảo cổ học Việt Nam, trước đây, khi dọn dẹp để thực hiện tu bổ nhóm đền tháp A, H&K tại Mỹ Sơn, các chuyên gia Ấn Độ đã làm lộ một đoạn của kiến trúc đường đi gắn liền với cửa phía đông của tháp K. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên phát hiện này đã không được quan tâm đúng mức.

Đồng thời, một tường bao mới được xây để bảo vệ quanh tháp K nhưng lại sử dụng các loại gạch cùng chất liệu gạch tu bổ tường tháp để làm tường, đã khiến cho việc nhận diện những yếu tố gốc của ngôi tháp cũng trở lên khó khăn hơn.

Có thể nói rằng, cảnh quan của tháp K đã khác biệt rất nhiều so với khi nó mới được phát hiện vào đầu thế kỷ XX bởi H. Parmentier và sau đó là trong mô tả của các nhà nghiên cứu trong nước tại những cuộc khảo sát sau này - Báo cáo nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Công Khiết, đây là lý do khiến việc triển khai dự án khai quật khảo cổ khu vực phía đông tháp K sắp tới là rất kịp thời, cần thiết và phải theo lộ trình nghiên cứu thận trọng, nhằm góp thêm những tư liệu mới giúp nhận thức toàn diện hơn về không gian văn hóa - lịch sử - kiến trúc Mỹ Sơn trong suốt tiến trình lịch sử tồn tại.

Theo Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn, thánh địa Mỹ Sơn được người Chăm bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Đây là một trong những trung tâm đền tháp chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là Di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Hoàn tất trùng tu tháp A13 ở khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam

Trung Hiếu |

Ngày 11.10, Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, vừa hoàn tất tái phát hiện và bảo tồn ngôi tháp A13 - di tích cuối trong nhóm tháp A, đồng thời khép lại Dự án hợp tác bảo tồn văn hoá giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino ấn tượng với thánh địa Mỹ Sơn

Hoàng Bin |

Trong chuyến thăm, làm việc tại Quảng Nam, Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương Kiko đã có lần đầu tiên đặt chân đến với Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.