Triển lãm trang phục truyền thống của 49 dân tộc anh em ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống của các dân tộc là dấu hiệu nhận diện tộc người và là di sản văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chứa đựng giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử. 

Nhân dịp Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Bảo tàng Đắk Lắk trưng bày chuyên đề “Trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk”.

Trong đó, có 45 hình ảnh, 130 hiện vật được chia thành 8 chủ đề, tương ứng với 8 nhóm ngôn ngữ và 1 bài viết giới thiệu chung về trang phục các dân tộc ở Đắk Lắk.

Hướng dẫn viên của Bảo tàng Đắk Lắk thuyết minh cho du khách. Ảnh: Lê Hường
Hướng dẫn viên của Bảo tàng Đắk Lắk thuyết minh cho du khách. Ảnh: Lê Hường

Mục đích của chương trình này là nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung.

Qua đó, khơi dậy lòng tự hào về di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là với thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Nhiều du khách đến tham quan không gian trưng bày trang phục. Ảnh: Lê Hường
Nhiều du khách đến tham quan không gian trưng bày trang phục. Ảnh: Lê Hường

Nằm ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk là nơi hội tụ của 49 dân tộc đến từ khắp mọi miền Tổ quốc.

Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu.

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống của các dân tộc là dấu hiệu nhận diện tộc người, là di sản văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chứa đựng giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, tồn tại và phát triển qua quá trình lao động, sáng tạo.

Trang phục của các dân tộc Giẻ Chiêng, Xơ Đăng, Mạ. Ảnh: Lê Hường
Trang phục của các dân tộc Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Mạ. Ảnh: Lê Hường

Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc có đặc trưng riêng. Cụ thể, trang phục của nhóm ngôn ngữ Nam Đảo như: Ê Đê, Gia Rai, Chăm, Chu Ru, Ra Glay sống ở Đắk Lắk thường đơn giản, ít phong phú về kiểu loại, màu sắc và hoa văn.

Trang phục của nhóm ngôn ngữ Kadai sống ở Đắk Lắk có dân tộc La Chí, La Ha, Cơ Lao thì màu sắc chủ đạo là đen hoặc xanh.

Trang phục của các dân tộc Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Xtiêng. Ảnh: Lê Hường
Trang phục của các dân tộc Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Xtiêng. Ảnh: Lê Hường

Trong khi đó, trang phục của nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer cơ bản thống nhất trong cách cắt may và tạo dáng, nhưng mỗi dân tộc có cách trang trí khác nhau.

Như dân tộc M’nông thường trang trí hoa văn dải ô chéo, móc câu, hoa văn hình người... trên mặt áo, váy, khố, tầm mền..., màu sắc cơ bản gồm đen, đỏ, vàng, tím, trắng, xanh.

Còn trang phục của người Khmer khá cầu kỳ với nhiều gam màu sặc sỡ, hoa văn trang trí tinh xảo và được đính bằng những hạt cườm...

Trang phục của các dân tộc Cho Ro, Brâu. Ảnh: Lê Hường
Trang phục của các dân tộc Cho Ro, Brâu. Ảnh: Lê Hường

Anh Nguyễn Trung Nguyên (20 tuổi) ở thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, đến thăm Bảo tàng Đắk Lắk, tôi có dịp hiểu biết về văn hóa của nhiều dân tộc. Thật bất ngờ, chỉ riêng một tỉnh mà có đến 49 dân tộc cùng sinh sống.

"Ngắm nhìn những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc, tôi có cảm giác địa phương này như “một Việt Nam thu nhỏ”, hội tụ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, phong phú" - anh Nguyên chia sẻ thêm.

Một số hình về trang phục của các dân tộc khác ở Đắk Lắk:

Trang phục của dân tộc Khmer. Ảnh: Lê Hường
Trang phục của dân tộc Khmer. Ảnh: Lê Hường
Không gian trưng bày trang phục nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, chủ đạo là nghi lễ của dân tộc Ê Đê trước sân nhà dài. Ảnh: Lê Hường
Không gian trưng bày trang phục nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, chủ đạo là nghi lễ của dân tộc Ê Đê trước sân nhà dài. Ảnh: Lê Hường
Trang phục của nhóm ngôn ngữ Tạng-Hiến. Ảnh: Lê Hường
Trang phục của nhóm ngôn ngữ Tạng - Hiến. Ảnh: Lê Hường
Trang phục nhóm ngôn ngữ Kadai và Việt-Mường. Ảnh: Lê Hường
Trang phục nhóm ngôn ngữ Kadai và Việt - Mường. Ảnh: Lê Hường
Tái hiện chợ phiên của nhóm ngôn ngữ H’Mông-Dao và nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Ảnh: Lê Hường
Tái hiện chợ phiên của nhóm ngôn ngữ H’Mông - Dao và nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Ảnh: Lê Hường
Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Trận Công an Hà Nội - Viettel diễn ra muộn vì sự cố trang phục

AN NGUYÊN |

Trận đấu giữa câu lạc bộ Công an Hà Nội và Viettel diễn ra muộn hơn dự kiến do thủ môn Bùi Tiến Dũng gặp sự cố về trang phục.

Phản ứng trái chiều khi Sam Smith mặc trang phục cao su bơm hơi lên thảm đỏ

An Nhiên |

Tại lễ trao giải Brit 2023, Sam Smith diện trang phục cao su bơm hơi màu đen. Số đông nhận xét, trang phục của nam ca sĩ phá cách nhưng không phù hợp.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.