Triển lãm tranh "Hồi sinh" trong khuôn khổ Lễ hội Vì Hòa bình

HƯNG THƠ |

Trong khuôn khổ Chương trình Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024, tại tỉnh Quảng Trị đã tổ chức triển lãm bộ tranh “Hồi sinh”. Các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm gợi mở về nơi từng là “vùng đất lửa” nay đã hồi sinh mạnh mẽ.

Ngày 8.7, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị (thành phố Đông Hà) đã diễn ra triển lãm tranh “Hồi sinh”. Triển lãm do một số đơn vị phối hợp tổ chức với sự hỗ trợ, điều phối của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị.

Tại triển lãm đã trưng bày 130 bức tranh của cố họa sĩ Phạm Thanh Tâm và họa sĩ Đinh Quang Hải với các chủ đề như: hầm - trời; con người; sinh hoạt; giao thông; nghỉ ngơi; phong cảnh.

Những bức tranh tại triển lãm ra đời trong những năm trước và sau năm 1960, khi ký hoạ là phương thức phổ biến để ghi lại những hình ảnh thời sự tại chiến trường.

Thời điểm ấy, Phạm Thanh Tâm là một trong những người trẻ đã tham gia vào khoá “Mỹ thuật kháng chiến”, trang bị cho bản thân những kỹ năng như một người lính để có thể tác nghiệp ở những mặt trận ác liệt nhất.

Từ năm 1954 đến những năm 1960 - 1970, hoạ sĩ Phạm Thanh Tâm đã miệt mài ký họa ngay trên trận địa, trong các hầm hào để ghi lại cảnh sinh hoạt, chiến đấu của các chiến sĩ Điện Biên Phủ và bà con các vùng đất lửa Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh.

Hơn nửa thế kỷ sau, họa sĩ Đinh Quang Hải cũng bắt đầu dự án Vẽ - Đi - Tre của mình tại những nơi mà cố họa sĩ Phạm Thanh Tâm đã đi qua, nhằm ghi lại những cảm nhận về phong cảnh và nếp sinh hoạt của người dân các vùng miền qua con mắt đương thời. Anh chọn cách “ghi hình chậm”, dùng giấy và màu nước, dẫu nhiếp ảnh đã là một phương tiện phổ biến và tức thời.

Tại triển lãm, mỗi bức tranh là mỗi câu chuyện, một góc nhìn về quá trình hồi sinh của đất nước, của con người sau chiến tranh, là thông điệp về niềm tin, hy vọng và khát khao hòa bình. Các tác phẩm này không chỉ phản ánh hiện thực mà còn khơi gợi cảm xúc, suy tư và khát vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Triển lãm tranh “Hồi sinh” sẽ diễn ra đến hết ngày 11.7.2024.

Lễ hội Vì Hòa bình bắt đầu từ cuối tháng 6.2024 với các hoạt động chính như: Ngày hội đạp xe vì Hòa bình, chương trình nghệ thuật đặc biệt Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình, lễ hội Văn hóa - ẩm thực Hương vị miền hoa nắng, giao lưu âm nhạc Giai điệu hòa bình, chương trình ước nguyện hòa bình

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình với chủ đề chung tay kiến tạo thế giới hòa bình

HƯNG THƠ |

Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (tỉnh Quảng Trị), nơi vĩ tuyến 17 từng chứng kiến cuộc phân ly đất nước kéo dài đằng đẵng hơn 20 năm đã diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024.

Lễ hội Vì Hòa bình lần đầu tổ chức ở Quảng Trị sẽ có những hoạt động gì?

HƯNG THƠ |

Lễ hội Vì Hòa bình được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị có chủ đề chung tay kiến tạo thế giới hòa bình, nhằm kêu gọi mọi người chung tay đấu tranh gìn giữ, xây dựng cuộc sống hòa bình, thịnh vượng.

Hơn 3.000 người tham gia chung kết Giải chạy Vì hòa bình năm 2023

TAM NGUYÊN |

Chung kết Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 48 - Vì hòa bình năm 2023 diễn ra vào ngày 29.6 và được truyền hình trực tiếp trên VTV2.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.