Bảo vệ không gian sống là cốt lõi của việc bảo tồn văn hóa

Thanh Hải |

Rừng không chỉ có cây, mà giữ rừng còn là bảo vệ không gian sống. Đó là không gian của những buôn làng truyền thống của người dân tộc thiểu số bản địa, với nhiều bản sắc văn hóa riêng có của họ. Với Tây Nguyên, trong không gian ấy, không những có rừng núi hoang sơ, thác nước hùng vỹ, những kiến trúc nhà rông, nhà dài bằng gỗ độc đáo, mà còn thấm đẫm các lễ hội văn hóa đời sống qua các vụ, mùa, quanh năm… 

Tháng 6.2022, Báo Lao Động phối hợp với UBND TP.Buôn Ma Thuột và một số đơn vị khác để tổ chức buổi tọa đàm “Tạo sức bật cho du lịch Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk trong tình hình mới”. Một trong những diễn giả được mời tham luận lần này là ông Nguyễn Sự, nguyên lãnh đạo Hội An. Nhưng những câu chuyện về kinh nghiệm phát triển bền vững, khai thác du lịch được ông nói dọc đường nhiều và rất khác so với những gì  đã phát biểu trong các diễn đàn, hội thảo...

Từ chuyện "cây Khơi nia cuối cùng"

Ông Nguyễn Sự là một lãnh đạo có đóng góp quan trọng để đưa Hội An - đô thị mà từ năm 1999 trở về trước gần như bị lãng quên, chỉ là một khu phố cũ với phần lớn người già và trẻ em...– trở thành một địa chỉ du lịch nổi tiếng, điểm sáng phát triển kinh tế, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Và ông được phong tặng Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới vì đã đóng góp quan trọng những thành tựu này cho Hội An.

Tuy vậy, ông Sự chỉ nhận lời mời, đi chia sẻ kinh nghiệm trên Đắk Lắk với điều kiện phải đi đường bộ, nhiều ngày rong ruổi Tây Nguyên trước khi đến với tọa đàm. Ông bảo, Tây Nguyên thay đổi từng ngày, muốn nói gì về vùng đất này thì phải chứng kiến, trải nghiệm lại, để cập nhật.

Trái ngược với sự háo hức ban đầu, suốt đường đi, vị anh hùng này cứ liên tục thở dài. Ông không giấu được nỗi buồn bởi một Tây Nguyên hùng vỹ và hoang sơ, với ông giờ chỉ còn trong ký ức.

Chúng tôi dừng chân bên quán nước ven đường, chang chang nắng và bụi đất phủ đầy bởi các đoàn xe nối đuôi nhau chở đất, đôn nền cho các khu đô thị mới. Tôi phân trần: “Dừng ở đây là do thói quen anh ạ. Bởi, trước năm 2012, chỗ này có một cây Kơnia cổ thụ, bên bờ sông Đắk Bla rất ấn tượng. Nhưng giờ không còn nữa. Đây cũng là cây Kơnia cuối cùng ở Kon Tum…

"Buổi sáng em lên rẫy/ Thấy bóng cây kơ-nia/ Bóng ngả che ngực em/ Về nhớ anh không ngủ. Buổi chiều mẹ lên rẫy/ Thấy bóng cây kơ-nia/ Bóng tròn che lưng mẹ/ Về nhớ anh mẹ khóc… Đây là lời của một người vợ nhớ chồng, khi người đàn ông tập kết ra Bắc. Nhưng câu thơ thật ý vị, hình ảnh đặc trưng. Mẹ là hoàng hôn, là xế chiều về tuổi tác, cái nhớ con rất khác. Còn người vợ đương tuổi căng tròn thanh xuân, phải xa chồng biền biệt, bóng cây kơnia ngả che ngực em mỗi sáng đi chợ. Về nhớ anh không ngủ... Nỗi thương nhớ ấy thổn thức, nhưng tràn đầy hy vọng, có niềm tin, có chỗ dựa: Là buôn làng, là bóng cây kơnia".

Đọc, phân tích mấy câu thơ này, rồi ông Sự tiếc nuối: “Tây Nguyên hùng vỹ là nhờ rừng. Có rừng thì thác mới có nước, mới ý nghĩa. Có rừng thì buôn làng mới có bản sắc, văn hóa mới có không gian để tồn tại. Cây Kơnia không hẳn là gỗ tốt, quý, nhưng nó rất có ý nghĩa trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Tây Nguyên. Đốn hạ hết nó thật là quá đáng”.

Bảo tồn văn hóa, bắt đầu từ việc giữ rừng

Tây Nguyên trùng điệp núi, hoang sơ gần như chỉ còn trong ký ức, bởi rừng nguyên sinh không còn nhiều. Người dân phải quay cuồng vì thiếu nước. Tuy vậy, vùng đất này vẫn còn một số đặc sản mang tính biểu trưng cao, đó là cà phê, voi, ghềnh thác, nhà dài... Những “đặc sản” này cũng chính là điểm hấp dẫn đối với du khách, là sản phẩm du lịch chủ lực của Tây Nguyên nói chung và vùng đất Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk nói riêng.

Trình diễn thời trang thổ cẩm các dân tộc miền núi Tây Nguyên tại khu du lịch Măng Đen, Kon Tum cuối năm 2022. Ảnh: Hà Nguyễn
Trình diễn thời trang thổ cẩm các dân tộc miền núi Tây Nguyên tại khu du lịch Măng Đen, Kon Tum cuối năm 2022. Ảnh: Hà Nguyễn

Tất nhiên, Tây Nguyên vẫn còn một đặc sản nữa đó là di sản văn hóa phi vật thể “không gian văn hóa cồng chiêng”. Đó là không gian của những buôn làng truyền thống của người dân tộc thiểu số bản địa, với nhiều bản sắc văn hóa riêng có của họ. Trong không gian ấy, không những có rừng núi hoang sơ, thác nước hùng vỹ, những kiến trúc nhà rông, nhà dài bằng gỗ độc đáo, mà còn thấm đẫm các lễ hội văn hóa đời sống qua các vụ, mùa, quanh năm…

Trong không gian ấy có những Vua lửa, Vua nước, thần linh, Giàng, có cồng chiêng, hát múa… Nhưng đáng buồn thay, đó chỉ là lý thuyết. Bây giờ đồng bào ở xen kẽ, rất ít còn quây quần theo kiểu buôn làng truyền thống như ở trung Trường Sơn. Mặt khác, nhà họ cũng bêtông hóa, hiện đại như nhà phố...

Cái gọi là “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, phần lớn bây giờ chỉ là các đội hát múa cồng chiêng ở địa phương, trường học, hoặc trong các ngành văn hóa, du lịch. Du khách cũng được thưởng thức cồng chiêng, nhưng chủ yếu chỉ là những buổi trình diễn… trên sân khấu, tại các sự kiện văn hóa, du lịch. Cồng chiêng chỉ được tái hiện, biểu diễn trên không gian rừng núi, hoạt động văn hóa… thông qua hình chiếu, video trên màn hình bakground.

Như việc đội cồng chiêng về các thành phố mà trình diễn thì sẽ không đặc sắc. Đó không phải là giá trị mà UNESCO công nhận di sản văn hóa của thế giới. Đó là những điệu cồng chiêng lạc lỏng, buồn và không còn tính đặc sắc.

Du lịch muốn phát triển phải có văn hóa. Văn hóa muốn tồn tại, phải có không gian của nó. Mà không gian sống của người Tây Nguyên là đại ngàn tự nhiên.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Bảo tồn và phát huy bản sắc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số

Hương Mai |

Trong Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 đề cập đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã luôn quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Đặc biệt, đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số.

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam

Thảo Quyên |

Sáng 19.11, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam hiện nay". 

Thành tựu của Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy di sản thế giới

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN) |

Tại lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972) tại Ninh Bình, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã ghi nhận vai trò, đóng góp và trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế nhằm tôn vinh, phát huy giá trị của Công ước. Tổng Giám đốc UNESCO cũng ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy di sản thế giới.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.