MẬP MỜ CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO NGHỀ CHO BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ

Bài 3: Đó chỉ là tiền vay mượn, tạm ứng?

Theo Tuổi trẻ Thủ đô |

Lãnh đạo các trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng được nêu tại các bài báo trước đã lên tiếng lý giải vì sao cán bộ nhà trường lại đưa tiền cho Bộ đội xuất ngũ khi họ nộp thẻ học nghề cho nhà trường.

Hàng loạt những dấu hiệu "mập mờ" của các cán bộ tuyển sinh khi đưa tiền cho Bộ đội xuất ngũ để nhận lấy những tấm thẻ học nghề đã được báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh. Để thông tin được đa chiều, khách quan, nhóm phóng viên đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo một số trường dạy nghề thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng.

Đại tá Đặng Minh Đức - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề số 12 (thị trấn Vôi huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) cho biết: Đối với hệ sơ cấp đào tạo 3 tháng thì nhà trường đã dừng tuyển sinh từ tháng 12/2018. Còn từ đầu năm 2019, nhà trường tuyển sinh hệ trung cấp và cao đẳng được 946 học sinh.

Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc phòng cho biết số tiền mà cán bộ tuyển sinh đưa cho các em đã nộp thẻ học nghề là việc vay mượn cá nhân với nhau.
Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc phòng cho biết số tiền mà cán bộ tuyển sinh đưa cho các em đã nộp thẻ học nghề là việc vay mượn cá nhân với nhau.

Về nội dung cán bộ nhà trường tên là Công đưa tiền từ 500 đến 1 triệu đồng cho các Bộ đội xuất ngũ (Lưu, Trang, Chức được nêu tại bài 2 – PV) khi họ nộp thẻ học nghề nhưng không hề đi học. Đại tá Đức thừa nhận ông Công là cán bộ của nhà trường và lý giải việc ông này đưa tiền cho bộ đội xuất ngũ là cho “vay” cá nhân chứ không phải tiền của nhà trường chi trả(?).

"Chỉ những ai đi học thì nhà trường mới hỗ trợ kinh phí, ngoài ra sẽ không hỗ trợ cho bất kỳ trường hợp nào nếu đăng ký mà không đi học", Đại tá Đức khẳng định.

Riêng trường hợp của Ngô Văn Dương (thôn Liên Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang) đăng ký học từ năm 2018 nhưng học được vài buổi rồi bỏ học và được ông Công “mua lại” thẻ với số tiền 1 triệu đồng thì đại diện nhà trường cho biết sẽ kiểm tra và thông tin sau.

Em Dương nộp thẻ học nghề và đăng ký học từ năm 2018 nhưng không đi học đầy đủ và được cán bộ tuyển sinh đã mua lại thẻ với số tiền 1 triệu đồng.
Em Dương nộp thẻ học nghề và đăng ký học từ năm 2018 nhưng không đi học đầy đủ và được cán bộ tuyển sinh đã mua lại thẻ với số tiền 1 triệu đồng.

Phóng viên đề nghị nhà trường cung cấp danh sách học sinh theo học các lớp nghề hệ sơ cấp và đã tốt nghiệp năm 2018 để đối chiếu xem liệu có trường hợp bị thu thẻ, đưa tiền, không được gọi đi học như đã phản ánh nhưng vẫn có trong danh sách để gửi lên Cục Nhà trường thuộc Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng thì Đại tá Đức từ chối cung cấp.

Lãnh đạo nhà Trường trung cấp nghề số 18 - Bộ Quốc phòng cho biết số tiền 1 triệu đồng đưa cho các em nộp thẻ học nghề là tiền hỗ trợ xăng xe, đi lại làm thủ tục đăng ký học
Lãnh đạo nhà Trường trung cấp nghề số 18 - Bộ Quốc phòng cho biết số tiền 1 triệu đồng đưa cho các em nộp thẻ học nghề là tiền hỗ trợ xăng xe, đi lại làm thủ tục đăng ký học

Nhóm phóng viên tiếp tục liên hệ làm việc với Trường Trung cấp nghề số 18 (huyện Thanh Trì,TP Hà Nội) để làm rõ tại sao cán bộ tuyển sinh lại đưa số tiền 1 triệu đồng sau khi nhận được thẻ học nghề của Bộ đội xuất ngũ dù họ không đi học.

Thượng tá Phạm Như Khuy - Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết đúng là em Phạm Công Hải ở thôn 3, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (xuất ngũ tháng 1/2018 - PV) được nhận số tiền 1 triệu đồng từ cán bộ tuyển sinh của nhà trường tên là Tạ Thị Ngọc. Đây là tiền cá nhân của cô Ngọc ứng trước để hỗ trợ cho các em đi lại để làm thủ tục đăng ký học nghề, khi nào các em đi học thì sẽ trả(?).

Thẻ học nghề của em Hải từ năm 2018 hiện tại nhà trường vẫn đang giữ.
Thẻ học nghề của em Hải từ năm 2018 hiện tại nhà trường vẫn đang giữ.

Khi phóng viên đặt câu hỏi tại sao em này đăng ký học từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn không được gọi đi học thì lãnh đạo nhà trường cho biết có gọi cho em mấy lần nhưng không được(?). Hiện tại hồ sơ đăng ký học của em Ngọc vẫn nằm ở trường.

Tại Trường Trung cấp nghề số 10 (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) cũng xảy ra hiện tượng đưa tiền sau khi nhận được thẻ học nghề của Bộ đội xuất ngũ nhưng khi nhóm phóng viên đến đặt lịch làm việc thì nhà trường đề nghị liên hệ với cấp trên và phải được sự đồng ý mới cung cấp thông tin.

Cần sớm làm rõ công tác đạo tạo, dậy nghề cho bộ đội xuất ngũ có thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hay không.
Cần sớm làm rõ công tác đạo tạo, dậy nghề cho bộ đội xuất ngũ có thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hay không.

Có thể thấy, những dấu hiệu về hiện tượng “chi tiền, giữ thẻ học nghề” của Bộ đội xuất ngũ tại một số trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng là khá rõ ràng. Đặc biệt là các trường hợp Bộ đội xuất ngũ được nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô phỏng vấn đều khẳng định chỉ biết “đưa thẻ và nhận tiền” chứ không hề vay mượn tiền hay được tạm ứng tiền xăng xe từ cán bộ các trường dạy nghề như đại diện một số trường giải thích.Đề nghị các cơ quan chức năng, đặc biệt là Thanh tra Bộ Quốc phòng, Cục Nhà trường thuộc Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng nhanh chóng vào cuộc làm rõ những thông tin Báo Tuổi trẻ Thủ đô nêu. Nếu có hiện tượng “mua” thẻ học viên nhằm trục lợi ngân sách (mỗi thẻ học viên được thanh toán, ngân sách chi trả 12 tháng lương cơ bản, tương đương khoảng 15 triệu đồng – pv) thì phải xử lý triệt để. Bởi chính sách của Chính phủ về việc này là rất tốt đối với Bộ đội xuất ngũ nhưng nếu bên dưới cố ý làm trái sẽ làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

(Còn nữa…)

Theo Tuổi trẻ Thủ đô
TIN LIÊN QUAN

Bài 2: Đưa tiền, giữ thẻ và không gọi đi học

Theo Tuổi trẻ Thủ đô |

Một số người giới thiệu là cán bộ trường đào tạo nghề thuộc Bộ Quốc phòng quản lý chủ động đến các đơn vị quân đội hoặc tới nhà của nhiều bộ đội xuất ngũ để tư vấn tuyển sinh. Ai đồng ý đi học sẽ bị giữ lại thẻ học nghề và được “tạm ứng” một khoản tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Bài 1: Chính sách đúng, thực hiện ra sao?

Theo Tuổi trẻ Thủ đô |

Cách đây tròn 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. Tuy nhiên, thực tế khi triển khai tại các trường thuộc Bộ Quốc phòng quản lý đã bộc lộ những bất cập, đặc biệt là có dấu hiệu bỏ tiền ra "thu mua" thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ.

Video điều tra: Kỳ thi chứng chỉ gian lận, lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm PV ĐIỀU TRA |

Phóng viên Lao Động phát hiện một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học đã lan rộng tại nhiều tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi gian lận và lén lút ở Thái Nguyên...

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Bão số 5 Krathon rất mạnh, duy trì cấp siêu bão 24 giờ tới

AN AN |

Trong 24 giờ tới, bão số 5 Krathon vẫn duy trì sức gió mạnh cấp 16 giật trên cấp 17.

Ngư dân Quảng Ngãi nhập viện sau chuyến biển kinh hoàng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Tàu cá của ngư dân hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa nghi bị lực lượng nước ngoài tấn công khiến nhiều người bị thương nặng, phải nhập viện điều trị.

Bài 2: Đưa tiền, giữ thẻ và không gọi đi học

Theo Tuổi trẻ Thủ đô |

Một số người giới thiệu là cán bộ trường đào tạo nghề thuộc Bộ Quốc phòng quản lý chủ động đến các đơn vị quân đội hoặc tới nhà của nhiều bộ đội xuất ngũ để tư vấn tuyển sinh. Ai đồng ý đi học sẽ bị giữ lại thẻ học nghề và được “tạm ứng” một khoản tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Bài 1: Chính sách đúng, thực hiện ra sao?

Theo Tuổi trẻ Thủ đô |

Cách đây tròn 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. Tuy nhiên, thực tế khi triển khai tại các trường thuộc Bộ Quốc phòng quản lý đã bộc lộ những bất cập, đặc biệt là có dấu hiệu bỏ tiền ra "thu mua" thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ.

Video điều tra: Kỳ thi chứng chỉ gian lận, lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm PV ĐIỀU TRA |

Phóng viên Lao Động phát hiện một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học đã lan rộng tại nhiều tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi gian lận và lén lút ở Thái Nguyên...