Băn khoăn sinh kế cho người dân làng nghề

TẠ QUANG |

Một thời từng được mệnh danh “vương quốc gạch”, làng nghề truyền thống sản xuất gạch, gốm huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) đang đứng trước nguy cơ mai một và lụi tàn. Trước nguy cơ đó, năm 2021, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Đề án Di sản đương đại Mang Thít với mục tiêu bảo vệ và phát triển “vương quốc gạch” Mang Thít trở thành một quần thể Di sản đương đại, một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực, đồng thời, góp phần chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Làng nghề sẽ thành di sản

Theo đề án, vùng di sản có diện tích khoảng 3.060ha thuộc 4 xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh và một phần vùng đệm khoảng 5.000ha thuộc 2 xã An Phước và Chánh An sẽ thuộc phạm vi khoanh vùng dừng tháo dỡ lò gạch và phát triển đề án trong đó có khoảng 476 hộ dân sẽ được hỗ trợ từ chính sách.

Cụ thể, lò còn nguyên vẹn được hỗ trợ 15 triệu đồng/lò; lò đã hư hại hoặc bị phá dỡ một phần, độ cao từ 5m trở lên được hỗ trợ 10 triệu đồng/lò; lò chỉ còn phế tích, chân lò, độ cao dưới 5m được hỗ trợ 5 triệu đồng/lò.

Chính sách này được thực hiện trong thời gian 1 năm và hỗ trợ 1 lần bằng 100% mức hỗ trợ đối với từng loại lò. Nhiều lò gạch, gốm ngưng hoạt động trong thời gian dài đã hư hỏng hoặc bị phá dỡ, ảnh hưởng đến mật độ lò và hình thái không gian theo đề án.

Băn khoăn sinh kế cho người dân

Ủng hộ đề án, nhưng nhiều người dân vẫn lo ngại về vấn đề sinh kế khi triển khai đề án. Trao đổi với Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Huệ (sinh năm 1975, ấp Phú Hòa, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít) cho biết, bà không đồng tình với việc ngưng hoạt động các lò gạch vì nhân công ở đây rất hoàn cảnh.

“Có một số người khờ khạo nhưng họ chịu khó làm vẫn kiếm được thu nhập mỗi ngày từ lò gạch. Đối với các công ty, họ chỉ tuyển nhân viên từ 20 - 40 tuổi, còn ở đây người dân trên 50 - 60 tuổi vẫn có thể làm việc và kiếm được thu nhập hằng ngày, mỗi người trung bình 5 - 6 triệu đồng/tháng, chưa kể thưởng thêm các dịp lễ, Tết. Tính ra những lao động lớn tuổi làm việc tại khu vực Mang Thít này cũng cả trăm người”, bà Huệ phân trần.

Bà Huệ cho rằng, bảo tồn là phải cho hoạt động, còn khi nào hư hao, xuống cấp thì sẽ sửa sang lại. Nếu lò để 1, 2 năm không đốt, gạch sẽ tự rỉ ra và mục hết, không còn gì gọi là truyền thống. Theo bà Huệ, để lò gạch tiếp tục hoạt động là tốt nhất, vừa tạo sinh kế cho bà con vừa giúp khách du lịch có thể tham quan quy trình hoạt động của lò gạch, từng khâu làm gạch như thế nào, đốt ra sao, chứ không chỉ tham quan sản phẩm gốm, sứ khi nó đã hoàn thiện.

Hơn 40 năm gắn bó với nghề, làm chủ 2 lò gạch, ông Lê Văn Lớn (sinh năm 1951, ấp Phú Hoà, xã Nhơn Phú) cho hay, đây là nghề truyền thống của người dân huyện Mang Thít hơn 100 năm qua, gắn bó, giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Theo ông, việc làng nghề được Nhà nước quan tâm là điều tốt. Nếu có hướng phát triển làng nghề thành khu du lịch thì ông rất đồng tình nhưng cần bảo tồn, sửa sang cho đẹp và tiếp tục duy trì, giữ gìn làng nghề.

Ông Phan Văn Giàu - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Long thông tin, dựa trên cơ sở làng nghề không sản xuất nữa, thay vì đập bỏ thì giữ lại để chuyển đổi cho người dân có công ăn, việc làm bằng hình thức kết hợp phát triển du lịch.

“Việc ngưng sản xuất không phải do làm du lịch mà ngưng, vì đó là chủ trương chung của toàn quốc. Bởi vì, những ngành nghề không đảm bảo môi trường thì ngành chức năng cấm. Thay vì đập bỏ sau khi ngừng sản xuất thì đây là một làng nghề, một di sản rất quý nên chúng tôi vận động thuyết phục bà con giữ lại lò. Khi có nhà đầu tư vào, bà con có thể cho thuê hoặc thoả thuận tính toán với nhà đầu tư như thế nào đó để cùng nhau làm ăn, nâng cao đời sống”, ông Giàu thông tin thêm.

Cũng theo ông Giàu, các lò tròn sản xuất theo kiểu truyền thống, từ tháng 6.2020 đã yêu cầu tạm dừng hoạt động do ô nhiễm môi trường. Riêng những trường hợp chuyển sang sản xuất bằng lò liên hoàn thì vẫn cho hoạt động vì không gây ô nhiễm môi trường.

TẠ QUANG 
TIN LIÊN QUAN

Gìn giữ làng nghề dệt đũi Nam Cao gần 400 năm tuổi

Lương Hà |

Thái Bình - Hình thành từ hơn 400 năm về trước, có những khoảng thời gian tưởng như làng nghề dệt đũi truyền thống Nam Cao đã dần rơi vào quên lãng. Nhưng những nghệ nhân lành nghề với kinh nghiệm nhiều năm nơi đây vẫn nuôi hy vọng, quyết tâm bám trụ để nghề làm đũi lụa không mai một.

Công phu quy trình dệt chiếu của làng nghề chiếu Hới Thái Bình

Lương Hà |

Nhắc đến chiếu làng Hới (thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) là nói tới sự hội tụ của những kỹ xảo để làm nên những chiếc chiếu thành phẩm nổi tiếng nhất vùng.

Dàn người đẹp Miss Charm tự tay làm gốm ở TPHCM

DI PY |

Các người đẹp thích thú làm gốm khi nặn những chiếc ly, bình, lọ trong hoạt động tại cuộc thi Miss Charm.

Độc lạ làng nghề tạo tượng từ những cây cổ thụ đã chết, giá hàng trăm triệu

Nguyễn Minh |

Hòa Bình - Từ những khúc gỗ lũa vô tri, dưới bàn tay tài hoa người thợ đã thổi hồn vào từng tác phẩm, tạo nên bức tượng vô cùng độc đáo và sống động dưới hình hài của vạn vật.

Khói lửa bao trùm khu công nghiệp làng nghề ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Sau tiếng nổ lớn, khói lửa bùng lên ngùn ngụt ở Công ty TNHH sản xuất thương mại EPS Miền Trung, tạo thành ngọn khói cao hàng chục mét, bao trùm khu công nghiệp làng nghề Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi.

Nhà sưu tập lý giải những hình ảnh trên đồ gốm sứ cổ

Nguyễn Dòng |

Cái ngon trong ẩm thực không chỉ là cái ngon qua phương thức chế biến mà cả “ngon mắt” khi thưởng thức các món ăn. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu và sưu tầm cổ vật không khỏi ngạc nhiên, thán phục trước nghệ thuật chế tác đồ dùng nhà bếp của các nghệ nhân xưa, đặc biệt là đồ gốm cổ.

Đáy Cù Lao Chàm, đáy sông Hương và những phận gốm lưu lạc

Hoàng Văn Minh |

Năm nọ, một cặp đĩa bằng gốm Chu Đậu được ngư dân trục vớt ở đáy Cù Lao Chàm, rồi hữu duyên đi về xứ Huế, hòa cùng hoan ca với những phận gốm được trục vớt từ đáy sông Hương trong một khu vườn xưa cũ. Nhưng cứ tưởng những phận gốm này từ đây sẽ ăn ở với nhau đời đời kiếp kiếp...

Bảo tàng gốm cổ sông Hương: Khuyến khích du khách chạm vào hiện vật

Hoàng Văn Minh |

Trong khi các bảo tàng khác đều “cấm sờ vào hiện vật”, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương luôn khuyến khích du khách “hãy chạm vào hiện vật”.

Gìn giữ làng nghề dệt đũi Nam Cao gần 400 năm tuổi

Lương Hà |

Thái Bình - Hình thành từ hơn 400 năm về trước, có những khoảng thời gian tưởng như làng nghề dệt đũi truyền thống Nam Cao đã dần rơi vào quên lãng. Nhưng những nghệ nhân lành nghề với kinh nghiệm nhiều năm nơi đây vẫn nuôi hy vọng, quyết tâm bám trụ để nghề làm đũi lụa không mai một.

Công phu quy trình dệt chiếu của làng nghề chiếu Hới Thái Bình

Lương Hà |

Nhắc đến chiếu làng Hới (thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) là nói tới sự hội tụ của những kỹ xảo để làm nên những chiếc chiếu thành phẩm nổi tiếng nhất vùng.

Dàn người đẹp Miss Charm tự tay làm gốm ở TPHCM

DI PY |

Các người đẹp thích thú làm gốm khi nặn những chiếc ly, bình, lọ trong hoạt động tại cuộc thi Miss Charm.

Độc lạ làng nghề tạo tượng từ những cây cổ thụ đã chết, giá hàng trăm triệu

Nguyễn Minh |

Hòa Bình - Từ những khúc gỗ lũa vô tri, dưới bàn tay tài hoa người thợ đã thổi hồn vào từng tác phẩm, tạo nên bức tượng vô cùng độc đáo và sống động dưới hình hài của vạn vật.

Khói lửa bao trùm khu công nghiệp làng nghề ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Sau tiếng nổ lớn, khói lửa bùng lên ngùn ngụt ở Công ty TNHH sản xuất thương mại EPS Miền Trung, tạo thành ngọn khói cao hàng chục mét, bao trùm khu công nghiệp làng nghề Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi.

Nhà sưu tập lý giải những hình ảnh trên đồ gốm sứ cổ

Nguyễn Dòng |

Cái ngon trong ẩm thực không chỉ là cái ngon qua phương thức chế biến mà cả “ngon mắt” khi thưởng thức các món ăn. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu và sưu tầm cổ vật không khỏi ngạc nhiên, thán phục trước nghệ thuật chế tác đồ dùng nhà bếp của các nghệ nhân xưa, đặc biệt là đồ gốm cổ.

Đáy Cù Lao Chàm, đáy sông Hương và những phận gốm lưu lạc

Hoàng Văn Minh |

Năm nọ, một cặp đĩa bằng gốm Chu Đậu được ngư dân trục vớt ở đáy Cù Lao Chàm, rồi hữu duyên đi về xứ Huế, hòa cùng hoan ca với những phận gốm được trục vớt từ đáy sông Hương trong một khu vườn xưa cũ. Nhưng cứ tưởng những phận gốm này từ đây sẽ ăn ở với nhau đời đời kiếp kiếp...

Bảo tàng gốm cổ sông Hương: Khuyến khích du khách chạm vào hiện vật

Hoàng Văn Minh |

Trong khi các bảo tàng khác đều “cấm sờ vào hiện vật”, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương luôn khuyến khích du khách “hãy chạm vào hiện vật”.