Bản vùng cao khô hạn, người dân phải mua từng xe nước

Minh Nguyễn |

Bản Thung Mài, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, ruộng nương khô hạn, nứt nẻ.

Những ngày cuối tháng 3.2023, PV Báo Lao Động đã có mặt tại bản Thung Mài (xã Hang Kia) hiện đang có 48 hộ dân đều là người dân tộc Mông.

Theo người dân nơi đây, vào mùa khô, các mó nước gần như cạn kiệt. Bà con phải mua nước sinh hoạt với giá 700 nghìn đồng 1 xe khoảng 4-5 mét khối. Thời điểm này (tháng 3) đang là đỉnh điểm của mùa khô ở nơi đây.

Việc thiếu nước khiến sản xuất bị đình trệ vì không có nước. Những ngày này bà con người Mông chỉ xoay quanh với vấn đề nước. Như ông Sồng A Lự đã sống ở Thung Mài được nửa thế kỉ đã trải qua nhiều mùa hạn, nhưng năm nay tình trạng thiếu nước diễn ra nghiêm trọng nhất.

Ông Lự bảo: "Trước đây rừng già còn nhiều, nguồn nước mó chảy về vẫn đủ cho cả bản dùng. Sau mỗi năm rừng đặc dụng bị thu hẹp nên nguồn nước ít dần đi. Mùa hạn bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 5 năm sau. Hiện dân chúng tôi đang phải bỏ tiền ra mua nước sinh hoạt. Cái ăn, cái mặc đã thiếu, giờ phải mua từng can nước".

Video PV ghi nhận về tình trạng khô hạn ở bản vùng cao Hòa Bình

Theo ghi nhận của PV, hệ thống bể nước xây xung quanh bản để chứa nước đều đã cạn khô. Ai muốn tắm giặt phải đi xa khoảng 30 cây số về các bản vùng thấp.

Để giải quyết tình trạng trên ngoài việc đi mua nước người dân còn tận thu cây chuối trong đồi núi để cho trâu bò ăn để đỡ đói, đỡ khát.

Việc thiếu nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các cháu học sinh mầm non. Đã mấy tháng nay chị Vàng Thị Ánh, giáo viên mầm non bản Thung Mài đứng ngồi không yên. 23 cháu học sinh đến lớp mà không có đủ nước để cho các cháu tắm giặt vệ sinh.

Trước kiến nghị của chị Ánh, từ đầu năm đến nay, chính quyền xã đã mua cho lớp học 3 xe nước. Nhưng việc đó chẳng thấm tháp vào đâu. "Các cháu đến lớp phải tiết kiệm từng giọt nước. Bữa ăn phải xè xẻn và tiết kiệm nước tối đa. Tuần vừa rồi, lớp không còn nước nên chúng tôi không thể nấu ăn cho các cháu được", chị Ánh chia sẻ.

Theo ông Sùng A Trang - Trưởng bản Thung Mài, bản xây 30 bể chứa nước, nhưng đến nay đều cạn sạch. Nước cho người thiếu thốn, nước cho chăn nuôi lại càng hiếm. Hiện bà con đang gặp rất nhiều khó khăn. Trâu, bò, lợn đều chịu cảnh khô khát giống người.

Ông Khà A Váu - Chủ tịch UBND xã Hang Kia cho biết: Nhiều đoàn khảo sát đã lên tìm nước cho bà con ở bản Thung Mài. Nhiều bể chứa nước đã được xây, nhưng nay không có nước nguồn dẫn về.

Gần đây, nhà nước còn cho khoan giếng, nhưng giếng khoan này cũng có rất ít. Mỗi lần bơm chỉ được vài thùng là hết. Vấn đề nước sinh hoạt cho bà con người Mông ở Thung Mài vẫn đang vô cùng nan giải".

Một số hình PV ghi nhận về tình trạng khô hạn:

 
Bản Thung Mài có 48 hộ dân, hiện họ đang phải mua nước sinh hoạt. Nguồn nước mạch mà bà con sử dụng hiện đã khô kiệt.
Đã mấy tháng nay, bản Thung Mài không có mưa. Cây cối héo hon, nước sinh hoạt cho dân thiếu trầm trọng.
Đã mấy tháng nay, bản Thung Mài không có mưa. Cây cối héo hon, nước sinh hoạt cho dân thiếu trầm trọng.

 
Người dân phải chặt chuối cho bò ăn để đỡ khát và đỡ đói và chỉ dám cho uống nước 2 ngày 1 lần. 
 
Bể nước sạch đầu bản hiện cũng không còn nước. Do trời quá khô hạn nên nước nguồn không chảy về. Phía trong bể tràn đầy gạch đá.
 
Người dân phải tằn tiện từng giọt nước ăn.

Minh Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Khánh thành dự án thuỷ lợi hơn 1.600 tỉ đồng ở vùng khô hạn Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Sáng 10.3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khánh thành công trình hồ chứa nước Ea H’leo 1 có vốn đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

1.100ha lúa khô hạn ở Phú Yên được cứu sau yêu cầu xả nước của Chủ tịch tỉnh

Hoài Luân |

Sau khi trực tiếp kiểm tra và yêu cầu các nhà máy thủy điện vận hành xả nước chống hạn “cứu lúa” của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, 1.100ha lúa đã được cứu sống.

Phú Yên: Đề nghị các nhà máy thủy điện xả nước về hạ du để cứu lúa khô hạn

Hoài Luân |

Do nắng nóng kéo dài cộng với nước tưới về muộn khiến cả nghìn héc ta lúa của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên bị khô cháy. Sau khi trực tiếp kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các nhà máy thủy điện vận hành xả nước chống hạn, nếu không sẽ bồi thường thiệt hại.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.