Cảnh báo nguy cơ số người nhiễm sán dây bò tăng

Thuỳ Linh |

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, thời gian gần đây, tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ - trực thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương cảnh báo nguy cơ số người nhiễm sán dây bò tăng cao.

Ông Dũng cho biết, thời gian gần đây, tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ - trực thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương tiếp nhận nhiều bệnh nhân tới khám các bệnh liên quan tới ký sinh trùng dù hiện nay, điều kiện sống, vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường đã được cải thiện hơn trước đây khá nhiều.

Bệnh sán dây trưởng thành phân bố rải rác nhiều nơi trên toàn quốc, tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,5-12%; trong đó, tỉ lệ nhiễm sán dây bò là chủ yếu chiếm 70-80%, sán dây lợn chiếm tỉ lệ thấp 10-20%. Sán dây thường dài từ 2 - 4 mét, có khi tới 8 - 10 mét.

Trong số những người đến khám bệnh, có khoảng 20% - 30% bệnh nhân bị các bệnh giun sán như sán lá gan, sán dây lợn, sán dây bò.

Nhìn bên ngoài, sán dây có hình thể như một dải băng và có 3 phần: Phần đầu là một hình cầu mang 4 giác hút và có bộ phận bám dính, đốt cổ thường thắt lại, phần thân gồm nhiều đốt và những đốt tùy theo độ phát triển mà có thể phần thành đối sán non, đốt sán trưởng thành và đốt già.

Theo PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng, nhiều người có thói quen ăn thịt bò tái, chưa nấu chín là một trong những nguyên nhân nhiễm sán dây bò
Theo PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng, nhiều người có thói quen ăn thịt bò tái, chưa nấu chín là một trong những nguyên nhân nhiễm sán dây bò. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các đốt non sẽ mọc ra từ đốt cổ, còn các đốt già sẽ rụng dần. Sán dây trưởng thành ký sinh trong cơ thể người sẽ phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng nghìn đốt sán mới. Những con sán này sống nhiều năm trong cơ thể người và có thể tồn tại lên tới 25 năm. Chiều dài của sán dây bò trưởng thành lên tới 4 – 12 mét. Mỗi đốt già khi rụng ra ngoài có khoảng 50.000 trứng sán bên trong.

Chu trình hình thành của sán dây bò như sau: Đốt sán già chiu ra khỏi hậu môn người, vỡ ra và giải phóng hàng trăm ngàn trứng sán ra môi trường. Trâu, bò ăn phải trứng sán từ môi trường, trứng sán vào ruột nở ra ấu trùng và ấu trùng xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim. Ấu trùng theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò và thường được gọi là “bò gạo”.

Theo PGS.TS Đỗ Trung Dũng, nguyên nhân khiến nhiều người nhiễm sán là do không bỏ được thói quen thích ăn thực phẩm tái, sống, chưa được nấu chín.

Những người nhiễm sán dây bò là do thói quen ăn thịt bò có nhiễm nang sán chưa được nấu chín. Ăn lẩu bò hoặc phở bò, nước lẩu không đủ sôi, thịt chưa chín kỹ cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới sán vào cơ thể. Các món bò tái cuốn lá cải, bò tái chanh… đều không tiêu diệt được sán bởi nước chanh sẽ không giúp diệt ấu trùng sán bên trong thịt.

“Người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, còn tái hoặc sống thì nang ấu trùng vào ruột người, dưới tác dụng của dịch vị, dịch ruột, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang sán và phát triển thành con trưởng thành, nhờ có 4 giác miệng trên đầu, sán bám vào niêm mạc ruột thường ở phần trên hỗng tràng.

Tại đây sán hút các chất bổ dưỡng từ ruột và phát triển, chúng tồn tại lâu dài vì thân sán có khả năng đề kháng với các men tiêu protein có trong ruột non. Thường thì chỉ có một con sán trong một người, từ khi xâm nhập cần khoảng 3 tháng để phát triển thành con trưởng thành”- PGS. Dũng phân tích rõ. Người bệnh nhiễm sán sẽ có triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, đau bụng âm ỉ, kéo dài, đường ruột thường xuyên có cảm giác khó chịu, bứt rứt.

PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng khuyến cáo, bệnh sán dây bò là một bệnh rất dễ mắc phải, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động do thói quen ăn uống và để lại cảm giác ghê sợ, nặng nề, phiền toái khi mắc bệnh. Để phòng bệnh người dân không ăn thịt bò, thịt trâu sống hoặc tái, không ăn thịt đã nhiễm sán và nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

Thuỳ Linh
TIN LIÊN QUAN

Cô gái 25 tuổi nhiễm sán dây bò dài 6m vì thói quen ăn phở bò tái

Thuỳ Linh |

Nữ bệnh nhân N.T.H. (25 tuổi, Hà Nội) nhiễm sán dây bò dài 6m vì thói quen ăn phở bò tái.

Bệnh nhi 13 tuổi có khối u lạ chứa đầy da, tóc, răng trong bụng

Minh Ánh |

Bé gái 13 tuổi đau bụng liên tục, mệt mỏi, được người nhà cho nhập viện thì phát hiện có khối u quái tại buồng trứng.

Cụ bà 85 tuổi nhập viện cấp cứu vì bị con cho uống nhầm thuốc

Thanh Vân |

Ngày 28.7, bệnh nhân nữ 85 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy hiểm, nguyên nhân là do con gái cho uống nhầm thuốc trị bệnh tiểu đường.

U20 Việt Nam thắng 3 trận liên tiếp, chờ quyết đấu U20 Syria

NHÓM PV |

U20 Việt Nam giành chiến thắng 4-1 trước U20 Bangladesh tối 27.9 và tạm thời đứng thứ nhì bảng A, vòng loại U20 châu Á 2025.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Cô gái 25 tuổi nhiễm sán dây bò dài 6m vì thói quen ăn phở bò tái

Thuỳ Linh |

Nữ bệnh nhân N.T.H. (25 tuổi, Hà Nội) nhiễm sán dây bò dài 6m vì thói quen ăn phở bò tái.

Bệnh nhi 13 tuổi có khối u lạ chứa đầy da, tóc, răng trong bụng

Minh Ánh |

Bé gái 13 tuổi đau bụng liên tục, mệt mỏi, được người nhà cho nhập viện thì phát hiện có khối u quái tại buồng trứng.

Cụ bà 85 tuổi nhập viện cấp cứu vì bị con cho uống nhầm thuốc

Thanh Vân |

Ngày 28.7, bệnh nhân nữ 85 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy hiểm, nguyên nhân là do con gái cho uống nhầm thuốc trị bệnh tiểu đường.