Chuẩn bị điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số cả nước

Vũ Long |

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến chia sẻ về công tác chuẩn bị điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước.

Ông Nguyễn Trung Tiến. Ảnh: Thu Thủy
Ông Nguyễn Trung Tiến. Ảnh: Thu Thủy

Từ ngày 1.7.2024, Tổng cục Thống kê (GSO) phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước. Kết quả của cuộc điều tra là căn cứ quan trọng để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026-2030.

Hiện tại, công tác chuẩn bị cho cuộc điều tra đã hoàn tất, sẵn sàng cho thực hiện thu thập thông tin tại địa bàn.

Thưa ông, đây là cuộc điều tra rất quan trọng về thực trạng kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số. GSO đã chuẩn bị gì cho đợt điều tra sắp tới?

- Đây là cuộc điều tra về thực trạng kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số nên địa bàn điều tra chủ yếu nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, dân cư phân tán, rất khó khăn cho tổ chức điều tra thống kê, từ công tác tiếp cận địa bàn, lập bảng kê hộ dân tộc thiểu số đến khâu thu thập thông tin và tổ chức giám sát điều tra. Thời gian thu thập thông tin kéo dài trong 45 ngày, do đó, công tác tập huấn, tuyển chọn điều tra viên được các địa phương thực hiện kỹ lưỡng.

Để công tác điều tra được hiệu quả, GSO đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng chủ chốt tham gia thực hiện cuộc điều tra. Hội nghị tập huấn cấp trung ương nhằm hoàn thiện phương án điều tra và tổ chức thực hiện theo đúng phương án được ban hành.

Sau hội nghị tập huấn cấp Trung ương, cục thống kê các tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cấp tỉnh, cấp huyện cho các điều tra viên, giám sát viên để có các kỹ năng tốt nhất trong thực hiện điều tra.

, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước.  Ảnh: Vũ Long
Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước. Ảnh: Vũ Long

Điều tra viên là lực lượng trực tiếp tiếp cận các hộ dân tộc thiểu số, cán bộ UBND xã để thu thập thông tin. Kết quả thu thập thông tin đầu vào của điều tra viên là yếu tố quan trọng quyết định sự chính xác của kết quả cuộc điều tra. Do đó, các cục thống kê tỉnh, thành phố đã lựa chọn những người có tinh thần trách nhiệm cao, nắm bắt tốt nghiệp vụ điều tra, sử dụng thành thạo máy tính bảng, điện thoại để thực hiện phiếu điều tra điện tử (CAPI). Đặc biệt, các điều tra viên được lựa chọn là những người am hiểu văn hóa của người dân tộc thiểu số và địa bàn được phân công thực hiện điều tra.

Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng cuộc điều tra, Tổng cục Thống kê rất quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu của cuộc điều tra ngay từ ngày đầu tiên của cuộc điều tra (1.7.2024).

Ông có cho rằng, đối với người miền núi chuộng tình cảm, những thủ tục hành chính cần được thực hiện uyển chuyển và hiệu quả?

- Đúng vậy. Người miền núi họ rất tin tưởng vào các bậc cao niên có uy tín (già làng, trưởng bản). Hiện cả nước có gần 29.000 già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là lực lượng tạo chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cộng đồng người dân tộc bởi họ không chỉ là những người nắm vững tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của người dân mà còn luôn đi đầu trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, duy trì nếp sống văn hóa.

Do đó, GSO đã chuẩn bị thư ngỏ bằng tiếng Kinh và được dịch sang 3 thứ tiếng dân tộc (Bana, Ê đê và Giarai) để gửi đến các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đề nghị sự quan tâm, hỗ trợ công tác tuyên truyền, động viên đồng bào dân tộc hợp tác cung cấp thông tin cho điều tra viên.

Có thể nói rằng, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng cho Lễ ra quân vào sáng ngày 1.7 sắp tới.

- Xin cảm ơn ông!

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chăm lo tốt hơn đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Lan Nhi |

Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Cô giáo 32 năm dành trọn tình thương cho học trò vùng dân tộc thiểu số

Tuyết Anh |

Vì một tiếng “thương”, cô giáo Nguyễn Thị Ngà - Trường Tiểu học An Quang (Bình Định) - đã quyết định từ bỏ giấc mơ phố thị, vượt hàng nghìn cây số “gieo chữ” cho học trò nơi vùng núi cao.

TP Hà Nội hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Anh |

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19.10.2023 của Chính phủ.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.