Có một tòa soạn báo đặc biệt ở Chiến trường Điện Biên Phủ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Những ngày này - Trong khi cả nước đang sôi nổi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thì chúng tôi đi tìm lại những cứ liệu về một toà soạn báo vô cùng đặc biệt tại Chiến trường Điện Biên Phủ - dưới chân Đồi Ngựa Hí.

Có một tòa soạn báo như thế!
Chúng tôi đã nhiều lần được nghe các cựu chiến binh (CCB) nhắc đến tên một tòa soạn báo đặc biệt ngay tại căn cứ địa Mường Phăng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Đó là Tòa soạn tiền phương của Báo Quân đội Nhân dân – nơi xuất bản những số báo “độc nhất vô nhị” trong lịch sử báo chí thế giới, được viết, in ấn và phát hành ngay tại chiến trường.

Trong thời gian 140 ngày đêm, từ ngày 28.12.1953 đến ngày 16.5.1954, Tòa soạn tiền phương Báo Quân đội Nhân dân tại mặt trận Điện Biên Phủ đã in ấn và phát hành 33 số báo. Mỗi bài viết đều thấm mồ hôi, nước mắt, xương máu của những người cầm súng. Những số báo này từng được coi là “vũ khí đặc biệt” của Quân đội ta trên chiến trường Điện Biên Phủ thời kỳ đó.

Trong hành trình khám phá, tìm hiểu về tòa soạn báo đặc biệt tại khu Di tích lịch sử này, chúng tôi may mắn được đồng hành cùng ông Lò Văn Hợp – Chủ tịch UBND xã Mường Phăng (TP.Điện Biên Phủ) và hướng dẫn viên Lò Thị Thủy, người đã nhiều năm gắn bó với di tích, thuộc lòng từng gốc cây, ngọn cỏ cho đến những tảng đá gắn với sự kiện lịch sử nơi đây.

Hướng dẫn viên Lò Thị Thủy (bên phải) đón đoàn công tác của Báo QĐND và nhân chứng lịch sử - Nhà báo Phạm Phú Bằng. Ảnh tư liệu
Hướng dẫn viên Lò Thị Thủy (bên phải) đón đoàn công tác của Báo QĐND và nhân chứng lịch sử - Nhà báo Phạm Phú Bằng tại Di tích Mường Phăng. Ảnh tư liệu.

Theo ông Lò Văn Hợp, nơi đặt Tòa soạn tiền phương năm xưa nằm dưới chân “Đồi Ngựa Hí” – theo ngôn ngữ của người Thái bản địa là Pú Mạ Hoọng.

"Vào một buổi chiều ngày cận Tết Giáp Ngọ - 1954, người dân Mường Phăng nghe tiếng ngựa hí trên lưng đồi này, tại nơi tòa soạn báo đã từng hoạt động. Người dân chia nhau vào rừng tìm ngựa nhưng tìm mãi đến tối mịt vẫn không thấy và họ cho rằng đó là con ngựa thần sau khi được cử xuống giúp nhân dân Việt Nam đánh thắng giặc và đã bay về trời. Từ đó đồi này có tên gọi là Đồi Ngựa Hí” – ông Hợp kể.

Hướng dẫn viên Lò Thị Thủy cũng rất nhiệt tình nói về tòa soạn tiền phương như “người trong cuộc” vì chị đã được tìm hiểu rất nhiều tư liệu và được tiếp xúc với nhiều nhân vật lịch sử cũng như các cán bộ của Báo Quân đội Nhân dân khi họ quay về khảo sát và xây dựng bia kỷ niệm tại đây.

Cuộc sống thường ngày của người dân Mường Phăng dưới chân Đồi Ngựa Hí. Ảnh: Văn Thành Chương
Cuộc sống thường ngày của người dân Mường Phăng dưới chân Đồi Ngựa Hí. Ảnh: Văn Thành Chương

Từ khi cách mạng chọn Việt Bắc làm “Thủ đô kháng chiến” thì Báo Quân đội Nhân dân cũng thành lập tòa soạn hậu phương tại tại An toàn khu (ATK) thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 20.10.1950 xuất bản số báo đầu tiên tại Chiến khu Việt Bắc. Trong điều kiện vô vàn khó khăn, thiếu thốn, nhưng Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã sớm nghĩ đến việc phát hành tờ báo tại mặt trận Điện Biên Phủ.

“Nếu chỉ xuất bản báo ở hậu phương sau đó chuyển lên mặt trận Điện Biên Phủ thì chắc chắn sẽ không kịp thời, nên Tổng Cục Chính trị quyết định tổ chức một tòa soạn tiền phương để sản xuất tin bài và tổ chức in ấn, phát hành ngay tại mặt trận” – Chị Thủy nói.

Những số báo “có 1 không 2”

Ngày 28.12.1953, Tòa soạn tiền phương Báo Quân đội Nhân dân phát hành số báo đầu tiên tại mặt trận.

“Đây là giai đoạn các đơn vị đang tích cực chuẩn bị, làm đường kéo pháo, đưa pháo vào trận địa để kịp ngày 26.1.1954 bắt đầu cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ theo phương châm đánh nhanh, thắng nhanh. Đến trưa ngày 26 tháng 1 năm 1954, khi các đơn vị đã sẵn sàng thì có lệnh hoãn tiến công và chuẩn bị lại cuộc chiến đấu theo phương châm đánh chắc, tiến chắc" – chị Lò Thị Thủy cung cấp thêm thông tin.

Bia lưu niệm
Bia lưu niệm Tòa soạn tiền phương và Nhà in Báo Quân đội Nhân dân tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

Tiếp theo đó, ngày 1.2.1954, tòa soạn phát hành số báo Xuân Giáp Ngọ 1954 ở mặt trận, bộ đội và dân công được đọc những dòng thơ chúc tết có cả chữ ký của Bác Hồ. Đến ngày 10.3.1954, trước ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ tòa soạn tiền phương xuất bản số đặc biệt đăng trên trang nhất lời kêu gọi của Đại Tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với tựa đề "Kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân Pháp tại Điện Biên Phủ".

Ngay sau khi chiếm được cứ điểm Him Lam, ngày 14.3, trong số báo tiếp theo đã đưa tin chiến thắng giòn giã với tiêu đề “Quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Him Lam”. Ngày 11.5, số báo 147 chạy tít lớn tràn trang nhất, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam công bố: “Quân ta đã toàn thắng trên mặt trận Điện Biên Phủ”.

Ngày 16.5.1954, tòa soạn tiền phương xuất bản số báo 148 với các điện văn chúc mừng bên cạnh là bài tường thuật cảnh đầu hàng của binh lính Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là số báo đặc biệt và cũng là số báo cuối cùng được xuất bản tại mặt trận Điện Biên Phủ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm báo từ những ngày đầu hoạt động cách mạng. Ảnh tư liệu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm báo từ những ngày đầu hoạt động cách mạng. Ảnh tư liệu.

Theo Chủ tịch UBND xã Mường Phăng, vào trước dịp Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.2004) nhiều cán bộ của Báo Quân đội Nhân dân và những nhân chứng lịch sử cùng với chính quyền địa phương đã tiến hành khảo sát, xác định vị trí lịch sử - nơi đã đặt tòa soạn báo năm xưa.

“Nơi có tảng đá lớn dưới chân Đồi Ngựa Hí được xác định chính là tảng đá mà mà các phóng viên và họa sĩ hay ngồi làm việc, xung quanh còn tìm thấy cả quả pin từ năm 1954 được sử dụng để phục vụ cho công việc xuất bản. Do vậy nơi đây được xác định chính là nơi đặt tòa soạn tiền phương năm xưa” – ông Lò Văn Hợp nói.

Hiện nay, tại địa điểm này đã được Báo Quân đội Nhân dân xây dựng 1 tấm bia mang dòng chữ: “Tòa soạn tiền phương và Nhà in Báo Quân đội Nhân dân tại Mặt trận Điện Biên Phủ”.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Mường Phăng thì sau khi hoàn thành việc xây dựng trụ sở Văn phòng Thường trú Báo Quân đội nhân dân tại Tây Bắc (đóng tại phường Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ), Báo Quân đội Nhân dân sẽ tiến hành xây dựng nhà bia lưu niệm tòa soạn tiền phương tại đây.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

10 lời chúc ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6 hay và ý nghĩa nhất

Thái Anh (t/h) |

Nhân dịp kỉ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21.6, cùng điểm qua những lời chúc hay và ý nghĩa nhất dành cho những "người cầm bút".

Khám phá kiến trúc độc đáo Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện BiênĐền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ được khởi công xây dựng vào tháng 3.2021 và chuẩn bị khánh thành. Tuy nhiên, những “bí mật” trong ngôn ngữ kiến trúc của công trình vô cùng độc đáo này thì chưa có nhiều người biết.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.