Đặt tên đường theo công nghệ GIS, người dân TP.HCM và du khách được lợi gì?

Huân Cao |

Như Báo Lao Động đã thông tin, trong thời gian tới TP. Hồ Chí Minh sẽ áp dụng việc đổi, đặt tên đường theo công nghệ hiện đại GIS. Việc xây dựng Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) trong việc quản lý và đặt tên đường sẽ giúp cho chính quyền, người dân và du khách có nhiều tiện ích.

Vieo về việc "loạn" tên đường tại TP HCM

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Lao Động, Đề án “Công tác đặt đổi tên đường, công trình công cộng tại TP. Hồ Chí Minh – Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020” gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn I là nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp cho vấn đề đặt đổi tên đường tại TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020. Giai đoạn này do Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển chịu trách nhiệm chính.

Giai đoạn II là áp dụng các kết quả nghiên cứu của giai đoạn 1 để xây dựng bản đồ GIS về tên đường tại TP. Hồ Chí Minh. Giai đoạn này do Sở Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm chính.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Quốc Phương - giám đốc Trung tâm GIS TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay dữ liệu về hệ thống đường và tên đường giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh khá đầy đủ, tuy nhiên còn thiếu sự đồng bộ vì được quản lý bởi nhiều cơ quan khác nhau.

Đồng thời cũng chưa có đơn vị đứng ra làm đầu mối công bố thông tin này tới người dân và cộng đồng nên việc tìm kiếm, tra cứu thông tin một cách chính xác và đầy đủ về đường và lịch sử tên đường gặp nhiều khó khăn.

"Với việc ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) thì công tác tích hợp, cập nhật dữ liệu từ nhiều nguồn để xây dựng một cơ sở dữ liệu GIS về hệ thống đường và tên đường là khả thi. Ngoài ra công nghệ GIS cũng có các công cụ phân tích thuộc tính, không gian giúp quản lý, cập nhật thông tin và công tác quy hoạch đặt đổi tên đường một cách hiệu quả." - ông Phương nói.

1
TP HCM đang có nhiều tên đường, viết tắt đánh số khó hiểu và vô nghĩa.

Về vấn đề này, lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh nhận định, việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hệ thống đường và tên đường giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp mang lại các lợi ích trong quản lý nhà nước và phục vụ người dân.

Theo đó, thành phố sẽ có một cơ sở dữ liệu đầy đủ và thống nhất về hệ thống tên đường, phục vụ quản lý và chia sẻ giữa các đơn vị trong thành phố, tránh sự thiếu chính xác, đồng bộ giữa các đơn vị

Đồng thời, tiết kiệm được nguồn lực trong việc tìm kiếm và sử dụng thông tin về đường trong công tác quy hoạch, đặt đổi tên đường và trong các dự án sử dụng thông tin liên quan tới đường giao thông

"Việc sử dụng công nghệ GIS sẽ tạo ra công cụ quản lý, thống kê tên đường nhanh, chính xác phục vụ công tác đặt đổi tên đường. Công nghệ này cũng thông tin rộng rãi tới người dân, khách du lịch và cộng đồng, giúp quảng bá hình ảnh thành phố và góp phần xây dựng thành phố thông minh." - lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ nhận định.

 
Đường Nguyễn Thiệp viết đúng phải là Nguyễn Thiếp.

Lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ cung cấp thêm thông tin, việc sử dụng GIS trong việc đặt, đổi tên đường còn giúp người dân có nguồn thông tin chính thống về thông tin các con đường trên địa bàn thành phố. Đồng thời, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập về lịch sử, văn hóa, du lịch, xây dựng, phát triển kinh tế,... của người dân và du khách.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

TP. Hồ Chí Minh giải quyết thế nào trong việc "loạn" tên đường hiện nay?

Huân Cao |

Trước thực trạng Thành phố Hồ Chí Minh hiện có nhiều tên đường viết tắt, đánh số, viết sai và vô nghĩa. Về vấn đề "loạn" tên đường này, chính quyền thành phố đã đưa ra những giải pháp thực hiện và giao các đơn vị liên quan sớm triển khai.

TPHCM có 40 tên đường viết sai tên danh nhân có công với đất nước

Huân Cao |

Không chỉ đặt tên đường theo kiểu viết tắt, đánh số khó hiểu và vô nghĩa, TPHCM còn có hàng chục tên đường bị viết sai tên danh nhân. Điều này đã ảnh hưởng đến sự tôn kính của người dân đối với những danh nhân văn hóa, lịch sử có đóng góp cho tổ quốc và dân tộc.

TPHCM có hơn 1.600 đường mang tên tạm và hàng trăm tên đường vô nghĩa

Huân Cao - Anh Tú |

Báo Lao Động đã có bài phản ánh, tại TP. Hồ Chí Minh đang tồn tại nhiều tên đường viết tắt, đánh số khó hiểu, tên vô nghĩa và khó tìm. Việc giải quyết những tên đường bất cập này được thành phố thực hiện thế nào?

Israel bị bủa vây khắp Trung Đông

Bùi Đức |

Bên cạnh những cuộc giao tranh khốc liệt với Hezbollah, Israel còn phải đối đầu với nhiều nhóm vũ trang phi nhà nước khác ở khu vực Trung Đông.

Nhiều gia đình mang đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê chạy lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước lũ về nhanh khiến nhiều hộ dân không kịp trở tay, thậm chí chỉ kịp mang ít đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê để chạy lũ.

Nhiều hộ dân Đà Nẵng thấp thỏm dưới chung cư nguy hiểm cấp C

Nguyễn Linh |

Nhiều người dân tại Đà Nẵng phải di dời khẩn cấp trong mùa mưa vì sợ chung cư, nhà ở tập thể xuống cấp có thể ngã đổ bất cứ lúc nào.

Rác chất thành "núi", tràn ra đường gom Đại lộ Thăng Long

Tô Thế |

Rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng bị đổ trộm la liệt dọc theo tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội).

Trung Quốc công bố loạt chính sách mới thúc đẩy kinh tế

Ngọc Vân |

Ngày 24.9, Trung Quốc công bố một loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

TP. Hồ Chí Minh giải quyết thế nào trong việc "loạn" tên đường hiện nay?

Huân Cao |

Trước thực trạng Thành phố Hồ Chí Minh hiện có nhiều tên đường viết tắt, đánh số, viết sai và vô nghĩa. Về vấn đề "loạn" tên đường này, chính quyền thành phố đã đưa ra những giải pháp thực hiện và giao các đơn vị liên quan sớm triển khai.

TPHCM có 40 tên đường viết sai tên danh nhân có công với đất nước

Huân Cao |

Không chỉ đặt tên đường theo kiểu viết tắt, đánh số khó hiểu và vô nghĩa, TPHCM còn có hàng chục tên đường bị viết sai tên danh nhân. Điều này đã ảnh hưởng đến sự tôn kính của người dân đối với những danh nhân văn hóa, lịch sử có đóng góp cho tổ quốc và dân tộc.

TPHCM có hơn 1.600 đường mang tên tạm và hàng trăm tên đường vô nghĩa

Huân Cao - Anh Tú |

Báo Lao Động đã có bài phản ánh, tại TP. Hồ Chí Minh đang tồn tại nhiều tên đường viết tắt, đánh số khó hiểu, tên vô nghĩa và khó tìm. Việc giải quyết những tên đường bất cập này được thành phố thực hiện thế nào?