ĐBSCL: Thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững

NHẬT HỒ |

Ngày 13.3 tới, tại thành phố Cần Thơ, Chính phủ sẽ tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đây được xem là Nghị quyết “vàng” cho vùng ĐBSCL. 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, ĐBSCL đã đạt được nhiều thành quả quan trọng nhưng cũng còn nhiều thách thức phải vượt qua.

Hạn mặn không còn đáng sợ

Ông Nguyễn Văn Hầu, Thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng vừa mới thu hoạch xong 5ha trà lúa Đông xuân năm 2020 vui mừng cho biết: “Năm nay lúa trúng mùa lắm lần đầu tiên đạt đến 8 tấn/ha. Giá lúa, thương lái vào thu mua tận ruộng giá 7.200 đồng/kg, vì vậy năm nay lãi nhiều hơn mọi năm”.

Rút kinh nghiệm thiếu nước, mặn xâm nhập từ năm trước, vụ màu Đông xuân năm nay, bà con xuống giống sớm 15 ngày để “né hạn, mặn”. Chính vì vậy trên 20.000ha lúa tại huyện vùng Long Phú - Tiếp Nhật và một phần trên 5.000ha của huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng năm nào đến đầu cuối tháng hai đầu tháng 3 cũng bị ảnh hưởng hạn, mặn. Năm nay toàn bộ diện tích đã thu hoạch xong. Chính việc né hạn, mặn cộng với thực hiện khuyến cáo của ngành nông nghiệp nên người dân gần như không thiệt hại gì.

Tại các tỉnh ven biển ĐBSCL như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất theo các mô hình khách nhau. Ngay cả việc trồng lúa cũng được người dân thích ứng. Ông Trần Hồng Quân, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nhận định: “ Tôi chọn cây lúa ST 25 của anh Cua để sản xuất trên đất lúa tôm. Còn con tôm cũng nuôi theo mô hình sinh thái. Chính vì vậy thu nhập từ mô hình này rất cả”.

Theo Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, toàn vùng ĐBSCL có đến trên 500.000ha diện tích lúa tôm. Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua cho biết: “ Để có con số này, các nhà quản lý đã quy hoạch phân ra ba vùng khác nhau, nước ngọt đầu nguồn, vùng nước lợ (đan xen mặn ngọt) và vùng ven biển. Chính điều này tạo điều kiện để người dân thích ứng với điều kiện tự nhiên để phát triển”.

Người dân ĐBSCL đã mạnh dạn bỏ đi những cây trồng “truyền thống” có từ nhiều năm để chuyển đổi sang cây trồng khác ít sử dụng nước ngọt hơn, có khả năng sinh trưởng ở độ mặn vài phần nghìn. Ông Võ Thanh Quang, Bí thư Huyện ủy Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “ Huyện ủy đã có chủ trương chuyển đổi sản xuất từ đất trồng mía kém hiệu quả, thường xuyên bị mặn xâm nhập sang các cây trồng, vật nuôi khác nhằm năng cao giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích cho người dân”.

Chính vì vậy từ chỗ huyện có diện tích mía lớn nhất ĐBSCL với trên 10.000ha vào năm 2000, do giá mía bấp bệnh, cây mía trầy trật sống trên đất cù lao giờ đầy còn chưa đến 2.000ha. Tất cả đã chuyển đổi sang trồng cây ăn trái, trồng dừa, nuôi trồng thủy sản kết hợp…

Liên quan đến cây mía tại Cà Mau, người dân xã Trí Lực, Trí Phải, huyện Thời Bình, tỉnh Cà Mau hầu như đã chuyển đổi xong toàn vộ diện tích trên 4.500ha mía sang tròng lúa, trồng gừng… Ông Nguyễn Văn Khoa, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cho biết: “ Cây mía gắn bó với chúng tôi hơn 30 rồi, bỏ đi cũng uổng, nhưng trồng mà bán không ai mua trong khi đó mô hình lúa - tôm trên đất này tôi mới chuyển đổi 2 năm nay đã cho thu nhập mỗi năm trên 150 triệu đồng”.

Kỳ vọng vào tương lai

Tại Cà Mau, Bạc Liêu nơi có diện tích tôm nước lợ lớn nhất nước, 3 năm qua cũng đã có sự thay đổi lớn về tư duy trong phát triển ngành tôm. Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu nhìn nhận: “ Bạc Liêu đã có quy hoạch ngành tôm đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Bạc Liêu cũng được Chính phủ giao xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam. Chúng tôi đã quy hoạch 3 vùng sinh thái tôm nước lợ và xây dựng nhiều mô hình nuôi khác nhau. Trong đó, nâng sản lượng ở mô hình nuôi quảng canh, tôm sinh thái bên cạnh phát triển có kiểm soát mô hình siêu thâm canh mật độ cao”. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau cũng nâng dần hiệu quả nuôi tôm dưới tán rừng đước, nuôi tôm đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh.

ĐBSCL được xác định là vựa lúa, vựa tôm, vựa cây ăn trái lớn nhất nước. Tuy nhiên, tốc độ di dân vẫn còn nhiều, đời sống người dân vẫn còn khó khăn, hạ tầng giao thông chưa được phát triển đồng bộ… Những hạn chế này đã được Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và các nhà khoa học nhìn nhận, chỉ rõ. Ngày 13.3, Chính phủ tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120. Chính quyền và người dân ĐBSCL kỳ vọng vào những quyết sách lớn đem đến sự phát triển cho vùng đất này.

Trước thềm hội nghị, TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Nam Cần Thơ cho biết: “Tiềm năng của vùng đất ĐBSCL rất lớn. Tôi chỉ nói chuyện nước thôi. Nếu chúng ta kiểm soát tốt nguồn nước ngọt từ đầu nguồn sông Me Kong để tích trữ sản xuất. Kiểm soát tốt nước mặn, ngọt tại vùng tranh chấp mặn ngọt để tận dụng sản xuất mô hình lúa - tô; tận dụng nước mặn để nuôi trồng thủy sản thì rất có lợi cho người dân. Muốn đạt được điều này cần phải có nhiều giải pháp cụ thể, trong đó cần thay đổi tư duy trong phát triển nông nghiệp”.

Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua gợi ý: “ Tôi nghe nói vài năm tới phát triển ĐBSCL có sự xoay trục: Thủy sản, cây ăn quả, cây lúa. Theo tôi điều này rất thích hợp trong diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu. Đối với lúa ST24, ST25 rất thích hợp cho mô hình lúa - tôm, vùng đất ven biển”.

ĐBSCL - Đột phá mạnh mẽ từ giao thông

3 năm sau khi Nghị quyết 120 của Chính Phủ ra đời, diện mạo giao thông ở ĐBSCL đã có bước phát triển mạnh mẽ. Theo đó, nhiều dự án giao thông trọng điểm kết nối hạ tầng từ cơ sở đến tỉnh; vùng, và liên vùng đã được triển khai, gồm đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi, cầu Long Bình, luồng tàu biển lớn vào sông Hậu, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án nâng cấp tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Ban đầu, tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dự kiến đầu tư theo hình thức BOT, nhưng sau đó đã chuyển qua hình thức đầu tư công với tổng số vốn 4.826,23 tỉ đồng. Điều này, nhằm giảm gánh nặng chi phí cho vùng, như cam kết của Chính phủ thông qua Nghị quyết 120, - với những chủ trương có tính đột phá về phát triển để kiến tạo vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và an toàn, thịnh vượng. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng ĐBSCL sẽ hình thành tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông và phía Tây cùng với 3 tuyến cao tốc khu vực phía Nam (Bạc Liêu - Rạch Giá - Hà Tiên, Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) với tổng chiều dài khoảng 998km.

Đến nay, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, dài hơn 51 km, kinh phí hơn 6.300 tỉ đồng đã được thông xe, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài hơn 51 km, với vốn đầu tư hơn 12.000 tỉ đồng cũng đã chạy thực nghiệm, cao tốc trục ngang Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dự kiến vốn đầu tư hơn 33.000 tỉ đồng, hoàn thành năm 2026, cao tốc trục ngang thứ hai dài 155km Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đầu tư theo hình thức ODA và ngân sách, kinh phí khoảng 30.000 tỉ đồng, dự kiến khởi công năm 2023, hoàn thành sau 3 năm… Tất cả đang tạo nên một mạng lưới kết nối hạ tầng đồng bộ... TRẦN LƯU

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Nghị quyết "Thuận thiên": Hóa giải thách thức, phát triển bền vững ĐBSCL

Nguyễn Hà |

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.

Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành có liên quan và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị "Hội nghị của Chính phủ sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".

Nâng cao năng lực ngành Kiểm toán đóng góp tốt hơn cho mục tiêu phát triển bền vững quốc gia

Lê Thanh Uyên (thực hiện) |

Không chỉ góp sức phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị từ trung ương đến địa phương nhằm bịt lỗ hổng tránh thất thoát, lãng phí, Kiểm toán Nhà nước còn đang nỗ lực đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững mà quốc gia và thế giới đang hướng tới.

Các địa phương Miền Trung hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Thanh Hải |

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định rút, hủy 2 tờ trình liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để phát triển dự án vào giữa tháng 1.2021. Trước đó, Kon Tum cũng tạm dừng triển khai 5 dự án thủy điện nhỏ để rà soát... Tất cả các lý do là cân nhắc tác động đến môi trường, đời sống người dân.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Nghị quyết "Thuận thiên": Hóa giải thách thức, phát triển bền vững ĐBSCL

Nguyễn Hà |

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.

Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, ngành có liên quan và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị "Hội nghị của Chính phủ sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".

Nâng cao năng lực ngành Kiểm toán đóng góp tốt hơn cho mục tiêu phát triển bền vững quốc gia

Lê Thanh Uyên (thực hiện) |

Không chỉ góp sức phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị từ trung ương đến địa phương nhằm bịt lỗ hổng tránh thất thoát, lãng phí, Kiểm toán Nhà nước còn đang nỗ lực đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững mà quốc gia và thế giới đang hướng tới.

Các địa phương Miền Trung hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Thanh Hải |

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định rút, hủy 2 tờ trình liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để phát triển dự án vào giữa tháng 1.2021. Trước đó, Kon Tum cũng tạm dừng triển khai 5 dự án thủy điện nhỏ để rà soát... Tất cả các lý do là cân nhắc tác động đến môi trường, đời sống người dân.