Gần 20 năm chưa mở rộng xong 5,7km đường cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất

MINH QUÂN |

TPHCM - Sau gần 20 năm được phê duyệt, dự án mở rộng đường Phạm Văn Bạch dài hơn 5,7km kết nối sân bay Tân Sơn Nhất vẫn dang dở do vướng 113 mặt bằng.

Thông tin trên được bà Lê Thị Thu Sương - Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình cho biết tại buổi họp báo định kỳ chiều 11.7.

Theo bà Lê Thị Thu Sương, dự án mở rộng đường Phạm Văn Bạch (qua quận Tân Bình và Gò Vấp) được UBND TPHCM phê duyệt năm 2025 với tổng vốn đầu tư hơn 273 tỉ đồng.

Dự án được đầu tư theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo đó, các hộ có diện tích nhà bị giải tỏa một phần đóng góp bằng cách giảm 50% đơn giá đền bù về đất.

Trong chi phí đền bù giải phóng mặt bằng dự án hơn 195 tỉ đồng, ngân sách TPHCM gần 148 tỉ đồng và phần đóng góp của các hộ dân hơn 47,6 tỉ đồng.

Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án đã gặp nhiều trở ngại do vướng mặt bằng.

Dự án mở rộng đường Phạm Văn Bạch được chia làm 2 nhánh, trong đó, nhánh 1 (đường Tân Sơn, quận Gò Vấp) sát tường rào sân bay Tân Sơn Nhất từ cổng kiểm soát quân sự đến đường Quang Trung dài 2,2km, rộng 12-22m (cho 2-4 làn xe lưu thông). Đoạn này đã thi công và đưa vào sử dụng.

Người dân trên đường Phạm Văn Bạch bày bán tràn làn ra ngoài đường. Ảnh: Minh Quân
Người dân trên đường Phạm Văn Bạch bày bán tràn làn ra ngoài đường. Ảnh: Minh Quân

Nhánh 2 (đường Phạm Văn Bạch) dài 3,2km, rộng từ 13,5-23m (cho 2-4 làn xe lưu thông). Nhánh này thi công dang dở và tạm dừng từ năm 2019 do vướng 113 trường hợp chưa bàn giao mặt bằng.

Trên đường Phạm Văn Bạch hiện vẫn còn rất nhiều căn nhà chưa giải tỏa nằm chen giữa những khu đất đã giải tỏa xong. Nơi chưa giải tỏa vẫn buôn bán ì xèo, tấp nập. Những người bán hàng rong cũng tận dụng những khu đất trống để làm nơi buôn bán kiếm sống qua ngày khiến tuyến đường này trở nên lố nhố, mất trật tự.

Theo lãnh đạo UBND quận Tân Bình, dự án mở rộng đường Phạm Văn Bạch gặp khó trong bồi thường, giải phóng mặt bằng do một số trường hợp sử dụng đất lấn chiếm, chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng yêu cầu được bồi thường theo đơn giá đất ở.

Nhiều hộ không đồng ý với chính sách Nhà nước và nhân dân cùng làm thông qua người dân hiến 50% giá trị bồi thường hỗ trợ về đất để thực hiện dự án. Các hộ dân yêu cầu bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm hiện nay.

Hiện quận Tân Bình đã giao Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Phòng Quản lý đô thị và các Phòng, ban có liên quan rà soát lại pháp lý phương án bồi thường, hỗ trợ của dự án; nguồn gốc quá trình sử dụng đất của các hộ dân.

Say khi rà soát pháp lý, nguồn gốc quá trình sử dụng đất, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ tổng hợp, báo cáo Thường trực UBND quận.

Đồng thời, trong tháng 9 tới, quận Tân Bình sẽ làm việc với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (chủ đầu tư) để xem xét những nội dung liên quan đến những trường hợp cụ thể, từ đó tổng hợp, báo cáo UBND TPHCM chỉ đạo thực hiện.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

2 trục đường kẹt xe bậc nhất ở TPHCM được ưu tiên mở rộng

MINH QUÂN |

TPHCM – Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh) là hai trục đường chính ở cửa ngõ Đông Bắc TPHCM sẽ được ưu tiên mở rộng để giảm tình trạng kẹt xe và đồng bộ với dự án mở rộng Quốc lộ 13.

Tiến độ 2 tuyến đường hơn 5.000 tỉ đồng giải cứu kẹt xe ở Tân Sơn Nhất

MINH QUÂN |

TPHCM - Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa dài 4km, rộng 6 làn xe và mở rộng Hoàng Hoa Thám lên 22m có tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng đang tăng tốc thi công, dự kiến hoàn thành cuối năm nay giúp mở thêm đường vào sân bay Tân Sơn Nhất, giảm kẹt xe cho khu vực.

Nhiều dự án trọng điểm tại TPHCM phụ thuộc tiến độ bàn giao mặt bằng

MINH QUÂN |

Năm 2024, TPHCM đặt mục tiêu giải ngân được 95% tổng vốn phân bổ khoảng 79.200 tỉ đồng. Trong đó, vốn bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 24.200 tỉ đồng (chiếm hơn 30,5%) là thách thức lớn cần có lời giải. Nếu áp dụng cơ chế như vành đai 3 sẽ giúp cho nhiều dự án giao thông rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.